Tuyển sinh: Điểm thấp không xứng đáng?

Oneway.vn – Sau nhiều bê bối trong kết quả thi Tốt nghiệp phổ thông Quốc gia 2018, những ngày qua, tuyển sinh Đại học cũng bắt đầu sôi động khi điểm chuẩn được công bố.

Điểm 0 môn Sử

‘Lửa đời đời’ vẫn cháy

‘Sửa điểm’ để được vào Thiên Đàng

Ảnh minh họa. Nguồn: báo Dân trí

Cũng từ đó xuất hiện những ý kiến trái chiều về điểm chuẩn tuyển sinh của một số trường ở những ngành lâu nay được cho là “hot”. Trong số đó có thể kể khoa Báo chí đại học Huế với điểm đầu vào 13,75 – cao nhất trường, nhưng lại thấp nhất trong suốt 15 năm tuyển sinh ngành này. Một câu hỏi được đặt ra: Báo chí là ngành học khó, liệu với điểm đầu vào thấp có đảm bảo chất lượng, đảm bảo tương lai sẽ có những nhà báo giỏi?

Còn nhớ mùa tuyển sinh năm ngoái, khi ngành sư phạm nhiều trường lấy điểm chuẩn thấp, một số tờ báo nhận định “Chất lượng sản phẩm đầu ra khó mà đảm bảo”. Trước đó, năm 2016, một tờ báo đưa tin: “Điểm chuẩn ngành y dược thấp kỷ lục: Chất lượng bác sĩ tương lai đáng báo động?” khi đại học Kinh doanh Công nghệ lấy điểm chuẩn là 18 so với một số trường Y khác đều ở mức 25, 27… Lý do: “Y là ngành đặc thù, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người”.

Tuy nhiên, một số ý kiến trái chiều cho rằng điểm đầu vào quan trọng nhưng không phải yếu tố quyết định. Chưa hẳn điểm đầu vào cao thì mặc nhiên sinh viên học giỏi và ngược lại. Chất lượng đầu ra còn thể hiện ở quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài của sinh viên trong suốt quá trình học…

Con người thường dễ đưa ra những định kiến cá nhân, không chỉ trong việc tuyển sinh mà còn ở nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống; như triết gia Stefan Molyneux (Canada) nhận định: “Phần lớn con người là những cỗ máy định kiến không suy xét”; hay thiên tài Leonardo da Vinci từng nói: “Sự lừa lọc lớn nhất mà con người phải chịu chính là quan điểm riêng của bản thân mình”.

Tôi từng trải qua nhiều năm trên giảng đường đại học. Suốt những học kỳ đầu tiên, vì chưa biết nên tôi luôn tranh thủ đăng ký môn học có giảng viên là những vị có học hàm cao. Tôi mặc nhiên cho rằng những vị đó sẽ giảng hay. Nhưng thực tế không hẳn vậy, chưa kể nhiều vị “tiến sĩ gây mê không hồi sức”, ngược lại một số thầy cô dạy rất tốt, dù dưới mắt xã hội họ rất bình thường.

Nathanael/Na-tha-na-ên từng định kiến về Đức Chúa Jesus: “Há có vật gì tốt ra từ Na-xa-rét được sao?” khi nghe sứ đồ Philip/Phi-líp nói quê hương của Ngài là Nazareth/Na-xa-rét, và Nathanael biết mình lầm to (John/Giăng 1).

“Bạn là ai mà xét đoán tôi tớ của người khác? Nó đứng hay ngã là việc của chủ nó, và nó sẽ đứng, vì Chúa có quyền làm cho nó đứng”


Định kiến cá nhân, cho dù tích cực hay tiêu cực, đôi khi rất dễ gây hậu quả tai hại. Nhưng con người bất toàn luôn luôn và đầy dẫy định kiến, luôn nhìn con người, sự việc bằng cái nhìn chủ quan; nhưng đối với Đức Chúa Trời thì khác: “Đức Giê-hô-va chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng” (1 Samuel/I Sa-mu-ên 16:7). Hay “Bạn là ai mà xét đoán tôi tớ của người khác? Nó đứng hay ngã là việc của chủ nó, và nó sẽ đứng, vì Chúa có quyền làm cho nó đứng” (Romans/Rô-ma 14:4 – BD2011).

Hoàn Nguyện

Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].


“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta
” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).

Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *