Oneway.vn – Bạn, người thân bạn đã và đang bị trầm cảm? Thực tế không phải suy sụp, muốn tự sát mới là trầm cảm. Chính sự chán nản, thối chí, suy nghĩ tiêu cực… cũng đẩy bạn vào nguy cơ trầm cảm.
Nguyên nhân: “Cả thế giới này hạnh phúc, trừ tôi!”
Chính những xung đột trong các mối quan hệ tình cảm, gia đình hay công sở kéo dài do suy nghĩ cá nhân sai lệch đã dẫn tới trầm cảm. Dưới đây là 10 loại suy nghĩ phổ biến của chứng trầm cảm:
1. BẠN QUÁ RẠCH RÒI: Bạn nhìn nhận mọi thứ qua lăng kính 2 màu đen và trắng, đúng và sai quá sức rạch ròi. Nếu mọi thứ không hoàn hảo, không như mong đợi, bạn nhanh chóng thất vọng, tự oán trách, tự cho mình là kẻ thất bại ê chề.
2. BẠN CỰC ĐOAN: Bạn trầm trọng hóa vấn đề, nhìn nhận những thất bại ‘nhỏ lẻ’ thành ra xu hướng thất bại kéo dài, mãi mãi…
3. BẠN QUÁ CHÚ Ý TIỂU TIẾT: Bạn chọn một vấn đề, một chi tiết tiêu cực và cứ thế chăm chắm vào nó, đến nỗi bạn thấy thực tại sao mà u uất, nặng nề, kiểu ‘một con sâu làm rầu nồi canh’, vì một giọt mực vô tình mà bạn nổi điên vứt cả chiếc áo?
4. THÓI QUEN GIŨ BỎ, PHỦ NHẬN: Vì lý do này khác, bạn gạt bỏ các thành tựu nhỏ bằng cách giũ bỏ, phủ nhận nó. Động thái này ‘giúp’ bạn duy trì niềm tin tiêu cực, đẩy mọi thứ dần chệch khỏi mục tiêu ban đầu.
5. BẠN VỘI VÀNG ‘GÕ BÚA’ KẾT LUẬN: Bạn thường đưa ra những kết luận tiêu cực, thiếu căn cứ cho… hả giận, nhằm nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của chính mình.
– Bạn ‘tự kỷ ám thị’ rằng đối phương đang phản ứng tiêu cực với bạn, thay vì ‘kiểm tra chéo’ xem sự thật có đúng vậy hay không.
– Phán đoán sai: Bạn cho rằng với con mắt ‘nhà nghề’ và kinh nghiệm cá nhân bạn, mọi sự rồi sẽ kết cục tệ hại ‘nếu cứ cái đà này’. Bạn ‘tiên tri’ về sự thất bại và tin rằng phán đoán của mình là chân lý.
6. PHÓNG TO, THU NHỎ: Bằng ‘thủ thuật photocopy, bạn hay phóng đại mọi sự, như lỗi lầm của bạn hoặc thành quả của người khác chẳng hạn; hoặc thu nhỏ mọi sự cho đến khi nó… nhỏ xíu, tầm thường thì bạn mới hả hê? Con người thường thích phóng đại những phẩm chất đáng mơ ước của mình, rồi đem đặt cạnh những điểm không hoàn hảo của đối phương.
7. CẢM TÍNH: Bạn cho rằng cảm xúc cá nhân bạn phản ánh bản chất… mọi vấn đề: “Tôi cảm thấy như vậy, cho nên chắc chắn nó là như vậy!”.
8. “NÊN/KHÔNG NÊN THẾ NÀY…”: Bạn cố động viên bản thân và đồng sự bằng suy nghĩ nên/không nên thế này, thế nọ… Nên nhớ, khi bạn áp đặt tư tưởng ‘nên làm, phải làm” lên người khác, thì rất có thể bạn chỉ chuốc lấy… giận dữ, thất vọng và oán trách mà thôi.
9. DÁN NHÃN MÁC SAI: Thay vì nhận ra sai lầm của bản thân, bạn lại dán lên người khác nhãn mác tiêu cực: “Làm thế thì thua rồi!”. Hay khi ai đó trái ý bạn, bạn lập tức dán cho họ mấy cái nhãn: “Kẻ chống đối đây rồi!”, “Nguyên nhân gây chia rẽ, mất đoàn kết là đây!”. Dán nhãn sai, tức miêu tả sự việc bằng cách phóng đại, nghiêm trọng hóa vấn đề, xuyên tạc đầy cảm tính… sẽ nhanh chóng kéo bạn vào vũng lầy của bệnh trầm cảm.
10. CÁ NHÂN HÓA TẬP THỂ: Bạn tự trách, tự nhận mình chính là nguyên nhân của mọi thất bại, tiêu cực… trong khi thực tế rất có thể bạn chỉ phải chịu một phần trách nhiệm mà thôi!
Bản thân tự đặt mình ‘cao trọng’ bằng lối suy nghĩ sai lầm sẽ đem đến những cảm xúc tiêu cực khiến cơ thể và tinh thần suy sụp, dẫn đến trầm cảm. Vậy, hướng giải quyết từng bước, cụ thể thế nào? Làm sao để tôi có thể giảm gánh nặng, mâu thuẫn, nhìn nhận đúng về mình, biết yêu thương, trân trọng bản thân, nhất là những người xung quanh mình?
Giải pháp: “Tôi phải làm sao?”
Có thể nói, trầm cảm là căn ‘bệnh thời đại’ phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, tâm thần của hàng triệu người khắp nơi mỗi năm, Cơ Đốc nhân lẫn người chưa tin Chúa.
Những người từng chịu khổ vì trầm cảm sẽ kinh nghiệm về những cảm xúc mãnh liệt của buồn chán, giận dữ; những hành vi, cư xử bất thường, mất kiểm soát do gánh nặng, mệt mỏi, tuyệt vọng, mất ngủ… Khiến bạn cảm thấy vô dụng, chỉ muốn tự tử do mất đi mục đích, lý tưởng sống và hứng thú trong công việc. Trầm cảm cũng ập đến khi bạn bất ngờ mất đi những người thương yêu: tang chế, ly thân, ly dị, phá sản, mất việc làm; bị ngược đãi, bị lạm dụng, bị tước mất lòng tự trọng…
Chúa đã cứu tôi khỏi trầm cảm và tự sát
Vậy thì tôi phải làm sao? Đức Chúa Trời muốn bạn phải luôn được đầy dẫy vui mừng, bình an. Kinh Thánh chép: “Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn” (Philippians/Phi-líp 4:4); “Ta để sự bình an lại cho các con. Ta ban sự bình an của Ta cho các con. Sự bình an Ta cho các con không giống như thế gian cho. Lòng các con chớ bối rối và đừng sợ hãi” (John/Giăng 14: 27); “Hỡi những ai mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến với Ta, Ta sẽ cho các ngươi được an nghỉ” (Matthew/Ma-thi-ơ 11:28)…
Bạn có tin mình sẽ được chữa lành khỏi chứng trầm cảm qua ‘món quà của Đức Chúa Trời’, đó là LỜI CẦU NGUYỆN?
Bạn sẽ cầu nguyện điều gì? Trước hết, bạn cầu xin Chúa tha thứ tội lỗi của mình. Tiếp theo, bạn cần tha thứ cho những ai đã khiến bạn bị tổn thương. Sau cùng, bạn cần tin cậy vào Tình Yêu và Sự Chữa Lành của Chúa. Bạn cũng cần tìm đọc Kinh Thánh. Bạn cũng có thể tìm đến các Hội Thánh Tin Lành địa phương nơi bạn đang sống hay các Mục vụ hỗ trợ, tâm vấn.
Cần nhất là tỉnh táo, kiên trì, nỗ lực hướng sự chăm chú ra thế giới bên ngoài thay vì bản thân. Mọi sự sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp khi và chỉ khi bạn bằng lòng tin nhận Chúa, quyết tâm giao phó bệnh tật và cả đời sống mình cho Đức Chúa Trời.
Hãy liên lạc với chúng tôi qua
email [email protected]
, bạn nhé! Chúng tôi sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ, cầu thay và giúp đỡ bạn.
Thảo Phạm
Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].
“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).
Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!
Leave a Reply