Ngừng cầu xin “Chúa ở cùng…”!

Oneway.vn – Nê-hê-mi chương 1 là bài học quan trọng giúp chúng ta học cách cầu nguyện hiệu quả và đẹp lòng Chúa hơn.

Con người thường bị ràng buộc về thời gian gian, cuộc sống mà quên đi yếu tố tâm linh. Đó là lý do mà trong những lời cầu nguyện của tôi thường không giống điều mà sứ đồ Phao-lô từng cầu nguyện, và những điều ông cầu nguyện lại thường xuyên thiếu vắng trong lời cầu nguyện của tôi. Ông hướng mắt mình vững vàng nơi cõi đời đời. Những lời cầu nguyện của ông thật thiêng liêng. Chúng ta cũng phải tập cầu nguyện như vậy.

Để làm điều đó, tôi muốn xóa bỏ hai từ mà đóng hầu hết những lời cầu nguyện của chúng ta đều có:

"Ở cùng…"

Thật đáng buồn, tôi không biết đã bao nhiêu lần mình cầu nguyện rằng: “Chúa ơi, xin Chúa ở cùng Tom khi đi làm, và cũng ở cùng Mary khi cô đi nhổ răng khôn vào thứ ba, và ở cùng Keith và ở cùng với mọi người và ở cùng với chúng con. Amen”. Không thể tưởng tượng. Thật giới hạn. Lời cầu nguyện này chắc chắn không đầy dẫy sự thiêng liêng, như Phao-lô. Và tôi nghĩ nó không cần thiết. Đức Chúa Jesus nói: “Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế”  (Ma-thi-ơ 28:20). Chúa đã hứa sẽ ở bên Tom và với Mary. Tại sao còn yêu cầu Chúa làm những gì Ngài đã hứa sẽ làm, và đã làm rồi?

 

Nê-hê-mi chương 1 dạy chúng ta cách cầu nguyện

Trong Kinh Thánh không có bất kỳ lời cầu nguyện nào chỉ cầu xin Chúa “ở cùng" người theo Ngài. Những lời cầu nguyện của các thánh đồ chứa những mối quan tâm thiêng liêng hơn nhiều. Trong phần mở đầu của sách Nê-hê-mi, nói đến việc ông bị lưu vong, trở thành quan tửu chánh của vua Ba Tư, và trình bày với vua về ý nguyện được xây cất lại thành của tổ phụ ông. Trước đó ông đã cầu xin với Chúa:

“Khi tôi nghe các lời ấy, bèn ngồi mà khóc, cư tang mấy ngày; tôi cữ ăn và cầu nguyện Đức Chúa của các từng trời, mà rằng: Ôi! Giê-hô-va Đức Chúa của các từng trời, tức Đức Chúa Trời cực đại và đáng kinh, hay giữ lời giao ước và lòng nhân từ cùng kẻ nào kính mến Ngài và vâng giữ các điều răn của Ngài!” (Nehemiah 1:4-5)

Ông không hề cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin hãy ở cùng dân sự ở Jerusalem”!

Ông đã nói: Chúa ơi, Chúa thật tuyệt vời và cao cả, là Đấng cai trị vũ trụ. Chúng con là dân của Chúa xin cúi đầu trước Chúa, xưng nhận tội lỗi và những thiếu sót của chúng con trước Ngài. Bạn có thấy những gì ông cầu nguyện không? Ông tôn vinh Chúa cách thiêng liêng trước khi nói về thực tế. Ông biết rằng vấn đề của những bức tường Jerusalem là ẩn dụ cho tình trạng tâm linh thực sự của dân tộc ông. Lý do khiến bức tường sụp đổ là vì căn bệnh tâm linh của họ. Vì vậy, trước tiên Nê-hê-mi cầu nguyện về những điều quan trọng nhất:

Lạy Chúa, con phải xưng nhận tội lỗi của chúng con. Lạy Chúa, con phải thừa nhận rằng con lệ thuộc vào Chúa. Lạy Chúa, xin giúp chúng con hướng mắt về những điều thực sự quan trọng, vì chúng con đã hoàn toàn đánh mất khả năng nhìn thấy những gì đang diễn ra.

Không còn những lời cầu nguyện hẹp hòi thiển cận

Tôi trở nên khiêm nhường nhờ Nê-hê-mi; nhờ Phao-lô. Những lời cầu nguyện trước đây của tôi thật thiển cận, hẹp hòi. 

Theo kinh nghiệm của tôi, những người làm cha mẹ rất dễ có nguy cơ mắc phải thái độ cầu nguyện này khi nói đến con cái chúng ta. Nếu bạn có con, đây là cách để “chẩn đoán” xem những lời cầu nguyện của bạn có quá thực tế và thiếu thiêng liêng hay không. Bạn cầu nguyện điều gì cho con bạn, và khi nào thì bạn cầu nguyện cho chúng? Những lời cầu nguyện của cha mẹ cho con cái sẽ tiết lộ: liệu cha mẹ có hiểu rằng tình trạng tâm linh của con quan trọng hơn hạnh phúc, tài chính, quan hệ hoặc nghề nghiệp của chúng hay không. Cha mẹ có hiểu địa rằng vị của con trong Đấng Christ quan trọng hơn nhiều so với trong trường học, văn phòng và xã hội hay không? Mọi vấn đề đều có thể trình dâng trước mặt Chúa, nhưng chúng ta luôn phải mang đến trước Chúa điều quan trọng nhất.

 

Tác giả: Alistair Begg, dịch: Jennie Võ

(Nguồn: Churchleaders.com)

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *