Chủ nhân giải Nobel 2019 là những người tin theo Chúa Jesus

Oneway.vn – John B. Goodenough là “cha đẻ” của pin lithium-ion, nguồn năng lượng có thể sạc lại trong điện thoại di động hoặc máy tính xách tay, và ông là một Cơ Đốc nhân.

Hình: Nhà hoá học John B. Goodenough

Giáo sư Trường Kỹ thuật Cockrell tại Đại học Texas ở Austin này đã được trao giải Nobel hóa học cho công trình của ông tại Đại học Oxford, nơi phát triển pin lithium-ion. Goodenough nằm trong danh sách dài những Cơ Đốc nhân đoạt giải Nobel; với khoảng 65% người đoạt giải là tín đồ Đấng Christ.

Tạp chí Đại học Chicago mô tả về đức tin của ông: “Bức tranh lớn “Bữa ăn tối cuối cùng” được treo trong phòng thí nghiệm Goodenough, và những tạo tác tôn giáo được trưng bày trong văn phòng của ông – với những món quà lưu niệm mà ông và vợ có được sau nhiều năm du lịch thế giới.

Cha của Goodenough là một giáo sư về lịch sử tôn giáo và là sinh viên tại Groton, với thầy hiệu trưởng là người đề xướng Cơ Đốc giáo, nên người ta cho rằng Goodenough sẽ tham dự các buổi lễ tôn giáo thường xuyên. Nhưng ông không thật sự có đức tin cho đến một đêm nọ, tại Groton, một giấc chiêm bao đã đến với ông như một dấu hiệu, một ẩn dụ. Ông nói: “Tôi đã hiểu: Chúa là tình yêu. Tất nhiên, đó là điều mà Kinh Thánh luôn nhắc đến, nhưng đó là lần đầu tiên tôi trải nghiệm tình yêu ấy và tôi suýt nữa nhảy ra khỏi giường vì quá phấn khích”.

Cảm giác ấy đã ở lại với Goodenough trong hơn tám thập kỷ. Đó là nền tảng cho công việc nghiên cứu pin của ông, và nhiệm vụ hiện tại của ông cho một siêu pin. Đây là cách ông yêu Chúa và người lân cận, bằng cách sử dụng tài năng mình và làm việc với các đồng nghiệp để tạo ra thứ giúp bảo vệ hành tinh và cải thiện cuộc sống của con người.

Hạt giống này nằm im lìm trong thời gian Goodenough sống tại Yale và phục vụ trong Thế chiến II, nhưng sau khi lấy bằng tiến sĩ vật lý tại Chicago, ông quyết định nghiêm túc xem xét Cơ Đốc giáo. Khi bắt đầu với tư cách là “đối thủ” trong một nhóm nghiên cứu Kinh Thánh, ông thấy mình như “đang đứng giữa ngã ba đường”. “Mỗi người đàn ông và mỗi quốc gia đều sẽ đối mặt với một quyết định. Người đàn ông dũng cảm sẽ đưa ra lựa chọn, trong khi kẻ hèn nhát sẽ trốn tránh”.

“Cuối cùng tôi đã công khai tuyên xưng đức tin và cam kết làm chứng nhân Cơ Đốc. Cam kết này có nghĩa là tôi sẽ đặt niềm tin vào Đức Thánh Linh để phục vụ Sự sống đời đời, một mình đi ngược lại với thế giới thay đổi này. Sự phục sinh của Chúa Jesus đã biến đổi hoàn toàn suy nghĩ và cuộc sống của những người chứng kiến, làm chứng cho tôi rằng Đức Thánh Linh tìm kiếm một tấm lòng rộng mở với sức mạnh và tình yêu để giải thoát chúng ta khỏi xiềng xích thế gian và biến đổi chúng ta bằng cách làm mới tâm trí.”

Goodenough kết hôn với Irene Wiseman, người phụ nữ đã dẫn dắt ông đến với Đấng Christ.

Một người khác đoạt giải Nobel năm 2019 cũng là Cơ Đốc nhân công khai. Thủ tướng Abiy Ahmed của Ethiopia năm nay đã giành giải Nobel Hòa bình vì đã chấm dứt cuộc chiến kéo dài 20 năm giữa đất nước ông và Eritrea. Abiy cũng đã thúc đẩy quyền lợi sự nghiệp dành cho phụ nữ, thiết lập sự cân bằng giới tính và chấm dứt thói quen giam cầm các chính trị gia và nhà báo đối thủ của quốc gia mình. Ông đã bổ nhiệm các nhà hoạt động đối lập vào các vị trí chủ chốt. Ông đã thúc đẩy hòa bình giữa Cơ Đốc giáo và Hồi giáo.

Hình: Thủ tướng Ethiopia

Abiy là một Cơ Đốc nhân thuộc giáo phái Ngũ Tuần của Hội Thánh Full Gospel Believers, theo báo cáo trên tờ The Economist. Người tiền nhiệm của ông là Hailemariam Desalegn cũng vậy. Lemma Megersa, thủ tướng của phe đồng minh thân nhất và chủ tịch của Oromia, khu vực đông dân nhất ở Ethiopia, cũng là thành viên Hội Thánh Assemblies of God, đã tổ chức Nigusie tại Addis Ababa vào tháng 10.

“Hội Thánh Full Gospel Believers của Abiy đã đệ đơn đăng ký vào năm 1967, nhưng lại bị hoàng đế thời bấy giờ là Haile Selassie từ chối. Các vụ bắt giữ và đánh đập kéo theo sau đó, trở nên tồi tệ dưới chế độ cộng sản gọi là Derg. Năm 1979, một số thành viên Hội Thánh đã bị tuyên bố trừng phạt công khai vì không hô khẩu hiệu xã hội chủ nghĩa.

“Ngay cả trong thời kỳ đen tối đó, Hội Thánh Ngũ Tuần vẫn có được những người cải đạo. Ở phần lớn Oromia, đạo cũng phát triển cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Oromo, một phần vì các bài giảng được rao truyền bằng ngôn ngữ địa phương – Afan Oromo, chứ không phải Ge Muffez – ngôn ngữ cổ của Chính thống giáo (gần giống với tiếng Latin của người Công giáo). Hầu hết những người sáng lập Mặt trận Giải phóng Oromo – một nhóm phiến quân ly khai – là người Pentes”.\

“Tôn giáo dường như đã định hình quan điểm chính trị của Abiy. Nhiều bài diễn văn của ông giống như sứ điệp về tình yêu và cầu khẩn sự tha thứ của Chúa”.

 

Dịch: Daisy

(nguồn: eternitynews.com.au)


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *