Kinh Thánh: “Giô-sép đã chuẩn bị sẵn xe và lên Gô-sen đón Y-sơ-ra-ên, cha mình. Vừa thấy cha, ông ôm choàng lấy cha mà khóc một hồi lâu.” (Sáng Thế Ký 46:29 Bản Hiệu Đính)
Quý thính giả của chuyên mục TNHN thân mến!
Với mong ước chúng ta sẽ có thì giờ tĩnh nguyện chất lượng hơn, sâu sắc hơn trong năm mới, Oneway Media đã bổ sung thêm phần TRẮC NGHIỆM sau mỗi bài. Không để đánh đố nhau nhưng để khắc sâu hơn những gì chúng ta đã nghe được và có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm qua mỗi bài học. Bên cạnh đó, Oneway Media cũng sẽ có những phần quà nhỏ khích lệ cho những quý thính giả tham gia trung tín có đáp án đúng và nhanh nhất sau mỗi quý do Ban kỹ thuật của Oneway thống kê. Mất thêm vài phút nhưng thật ích lợi đúng không nào?
Nhấn vào đây để đăng ký và tham gia chương trình trắc nghiệm TNHN.
Ước ao TNHN với Oneway Media luôn đem lại niềm hứng khởi, tươi mới trong mối tương giao giữa bạn với Chúa mỗi ngày.
—
Lợi Ích Của Sự Chịu Khổ
Y-sơ-ra-ên, hay còn gọi là Gia-cốp, ông đã không thất vọng mặc dù ông phải đối diện với nhiều khó khăn. Có vẻ như ông đã bị từ chối, nhưng Đức Chúa Trời đã không bỏ rơi ông. Ông vẫn là con của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời vẫn ở trong ông một cách ẩn giấu và tuyệt vời. Mãi về sau, khi các sự kiện đã phơi bày, Gia-cốp thấy Giô-sép, con trai mình vẫn còn sống và đã trở thành một nhà lãnh đạo quan trọng tại Ai Cập. Gia-cốp vui mừng dù đã trải qua quá nhiều đau khổ. Ông nghĩ: “Ta sẽ không thể nào có được kinh nghiệm vui mừng này nhiều nếu gia đình ta chỉ đi theo cách mà ta đã lên kế hoạch. Giô-sép sẽ chỉ là một người chăn chiên như những đứa con còn lại của ta. Nhưng bây giờ nó đã được nâng lên một địa vị hoàng tộc, và nó sẽ cứu rất nhiều người.”
Vì vậy, khi chúng ta đang bị kỷ luật và cảm thấy buồn, chúng ta không nên đấu tranh chống lại những rắc rối của mình, mà nên tự nhắc nhở chính mình rằng: “Tôi sẽ không chết nhưng sống” (Thi 118:17). Ngay cả khi điều ngược lại có vẻ là đúng, chúng ta vẫn phải nói: “Bất cứ khi nào tôi cảm thấy tuyệt vọng, tôi có thể tin Đức Chúa Trời, Đấng có quyền làm mọi sự từ không có gì cả. Khi tôi hoàn toàn bị tàn phá, không ai có thể nâng tôi lên một lần nữa theo cách mà Ngài có thể.”
Sự chịu khổ càng nặng nề, thì những lợi ích càng lớn hơn đối với dân thánh của Đức Chúa Trời. Được thử nghiệm qua sự chịu khổ là một dấu hiệu chắc chắn về ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa Trời đối với những người trung tín của Ngài. Khi họ trung tín bám vào lời hứa của Đức Chúa Trời, thì phước lành không thể tin được sẽ xảy ra. Gia-cơ đã từng nói: “Phước cho người chịu đựng sự thử thách; vì khi đã chịu nổi sự thử nghiệm, họ sẽ nhận mão triều thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho những người yêu mến Ngài” (Gia-cơ 1:12).
(Theo loạt tài liệu “Chỉ Bởi Đức Tin” – Mục sư Martin Luther)
Hãy nhấn vào biểu tượng SHARE hoặc comment phía dưới nếu bạn muốn chia sẻ điều ích lợi này cho những người lân cận và nhớ làm bài trắc nghiệm để khắc sâu hơn về bài học bạn nhé. Làm trắc nghiệm bài học ngày hôm nay tại đây: https://oneway.vn/quiz/
Leave a Reply