David Livingstone Nhà Truyền Giáo | Nhà Thám Hiểm Châu Phi

 David Livingstone (19 tháng 3 năm 1813 – 1 tháng 5 năm 1873) là nhà truyền giáo người Scốt-len thuộc Hội Truyền giáo Luân Đôn, và là nhà thám hiểm khám phá khu vực Trung Phi. Ông là người châu Âu đầu tiên nhìn thấy thác Victoria. David Livingstone là nhân vật thứ 98 trong số 100 người Anh vĩ đại nhất thuộc mọi thời đại, theo một cuộc bầu chọn thực hiện bởi BBC trong năm 2002. Có lẽ Livingstone được nhớ đến nhiều nhất do câu hỏi của Henry Morton Stanley khi tìm gặp Livingstone sau một cuộc tìm kiếm cam go, vì lúc ấy mọi người tin rằng Livingstone đã mất tích, “Bác sĩ Livingstone, phải không ạ?”.

Danh tiếng của Livingstone như một nhà thám hiểm nung nấu khát vọng khám phá nguồn sông Nin mà cao điểm là thời kỳ người châu Âu đẩy mạnh các cuộc thám hiểm và khám phá nhiều vùng đất mới, cùng lúc với những nỗ lực thâm nhập vào châu Phi. Nhà báo Henry Morton Stanley đã ở cùng với Livingstone khoảng năm tháng rồi sau đó trở về Anh Quốc viết cuốn sách bán chạy nhất của mình: “Tôi Đã Tìm Được Livingstone Như Thế Nào”. Còn Livingstone chính lúc ấy lại bị mất tích lần nữa, bị bùn lún ngập đến tận cổ. Nhưng chỉ khoảng một năm rưỡi sau đó ông đã qua đời trong túp lều bằng đất, khụy xuống bên chiếc trõng trong lúc cầu nguyện.

Cả thế giới lúc đó đã rơi lệ. Người ta đã tưởng niệm bằng 21 phát đại bác và đám tang của ông – một vị anh hùng được diễn ra tại Tu viện Westminster giữa những thánh đồ. Trên bia mộ của ông viết “Qua đại dương và những vùng đất, được mang trở về bởi những bàn tay trung thành, nơi đây Livingstone yên nghỉ. David Livingstone: giáo sĩ, nhà thám hiểm, con người bác ái. Suốt 30 năm cuộc đời dành cho những nỗ lực truyền giáo không mệt mỏi cho những người sắc tộc, phát kiến những bí mật chưa được khám phá và bãi bỏ nạn buôn bán nô lệ.” Ở Livingstone là sự tổng hòa của Mẹ Teresa, Neil Armstrong và Abraham Lincoln.

Người đàn ông của Con đường lớn

Ở tuổi 25, sau tuổi thơ dành 14 giờ trong một ngày tại một xưởng dệt., Livingstone vẫn tiếp tục đi học và ông đã bị thúc đẩy bởi một lời kêu gọi trở thành giáo sĩ y khoa đến Trung Quốc. Tuy nhiên, trong lúc được huấn luyện thì cánh cửa tới Trung quốc với ông đã bị đóng lại bởi cuộc chiến tranh Nha Phiến. Trong vòng sáu tháng sau đó, ông đã gặp Robert Moffat – một giáo sĩ kỳ cựu tại miền nam Châu Phi, người đã truyền cảm hứng cho ông qua những câu chuyện về trạm truyền giáo tại vùng hẻo lánh xa xôi, với ánh mặt trời rạng rỡ buổi ban mai cùng “làn khói bốc lên từ hàng ngàn ngôi làng nơi chưa từng có giáo sĩ nào từng đặt chân tới.”

david livingstone

Trong khoảng 10 năm, Livingstone cố gắng trở thành một giáo sĩ theo phương thức truyền thống tại miền nam Châu Phi. Ông đã lập được một đường dây liên lạc giữa các trạm truyền giáo tại các miền trên, nơi ông dần quen thuộc với cuộc sống tại trạm, dạy học trong trường và chăm sóc vườn tược. Sau bốn năm độc thân, ông đã kết hôn với con gái của người chỉ huy của mình – bà Mary Moffat.

Ngay từ ban đầu, Livingstone đã thể hiện những dấu hiệu cho thấy sự bồn chồn. Sau khi người cải đạo duy nhất của ông quyết định trở lại với tục đa thê, Livingstone cảm thấy sự kêu gọi thám hiểm trở trên mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ngay trong kỳ hạn đầu tiên của mình tại Nam Phi, Livingstone đã thực hiện một số những chuyến thám hiểm phi thường và cũng nguy hiểm nhất của thế kỷ 19. Mục tiêu ông nhắm đến là mở một “Con Đường Giáo Sĩ” hay ông còn gọi: “Đường Lớn Của Đức Chúa Trời” dài khoảng 1.500 dặm từ phía bắc sâu xuống tận vùng trung thổ để mang “Cơ đốc giáo và nền văn minh” tới cho những sắc dân chưa được chạm tới.

Nhà thám hiểm cho Chúa

Ngay vào thời gian đầu của chuyến đi, những lời châm biếm Livingstone đã diễn ra. Ông không thể nào đi cùng với những người Âu Châu khác. Ông đánh nhau với các giáo sĩ, những người đồng sự, những nhà thám hiểm, cả những trợ lý và về sau là với anh của mình Charles. Ông vẫn giữ cơn giận trong nhiều năm. Ông là kiểu người mọt sách, không có khả năng thể hiện cảm xúc của mình trừ khi ông phừng phừng với cơn giận kiểu Scốt-len của mình. Ông không thể giữ nổi kiên nhẫn với thái độ của những người giáo sĩ có “kiểu tư duy theo hợp đồng thỏa thuận” – những người bị ngấm sâu lối “tư duy thực dân” khi đối đãi với người dân bản địa. Khi Livingstone đứng lên chống lại việc phân biệt chủng tộc cách không khoan nhượng thì những người Nam Phi da trắng gốc Châu Âu đã cố đuổi ông đi, đốt trạm và ăn cắp gia súc của ông.

Ông cũng có rắc rối với Hiệp hội Giáo sĩ Luân Đôn – những người cảm thấy công tác thám hiểm phân tán ông khỏi công tác giáo sĩ. Tuy nhiên, suốt cuộc đời mình, Livingstone luôn xem mình như một giáo sĩ thuần túy, “không phải kiểu người lúc nào cũng kẹp Kinh thánh dưới cánh tay, nhưng là một người phục vụ Đấng Christ cả khi bắn một con trâu cho người của mình hay thậm chí làm công tác quan trắc, dẫu một số người sẽ xem đó không đáng để được kể hay thậm chí chẳng được coi là công tác giáo sĩ.”

Dù khác lạ với những người da trắng nhưng những người bản địa rất quý mến cách tiếp xúc gần gũi, lối gia trưởng sống sượng và sự tò mò của ông. Họ cũng nghĩ có lẽ ông bảo vệ họ hoặc sẽ cung cấp súng cho họ. Hơn phần lớn những người Âu Châu khác, Livingstone trò chuyện với họ bằng sự tôn trọng như một người địa chủ Scốt-len với vị tộc trưởng gốc Phi. Một số nhà thám hiểm trong cuộc hành trình thường mang tới 150 người khuôn vác còn Livingstone đi chỉ với 30 người thậm chí còn ít hơn.

david livingstone

Như một bản hùng ca, chuyến thám hiểm kéo dài ba năm từ Đại Tây Dương tới Ấn Độ Dương (được ghi nhận lại lần đầu tiên bởi một người Châu Âu), Livingstone đã tới được con sông dài 1.700 dăm Zambezi. Con sông dẫn tới Thác Victoria – khám phá gây sững sờ và kỳ diệu nhất của Livingstone. Về sau ông đã viết lại: “Cảnh trạng thật quá diệu kỳ, nó hẳn phải được các thiên sứ trên các tầng cao kia chiêm ngưỡng.”

Bất chấp vẻ đẹp kỳ vĩ của mình, Zambezi còn là con sông ai oán của loài người. Nó gắn với những thuộc địa của người Bồ Đào Nha tại An-gô-la, Mô-zăm-bíc – nguồn cung cấp nô lệ chủ yếu cho Brazil, rồi sau đó được bán tiếp sang Cuba và Hoa Kỳ. Dù một phần Livingstone được thúc đẩy bởi ước muốn mở rộng thuộc địa Anh Quốc, nhưng khát vọng sâu xa nhất của ông lại là vạch trần nạn buôn bán nô lệ và cắt nguồn cung cấp của nó. Trong nhiệm vụ của mình, ông tin rằng vũ khí mạnh mẽ nhất ông có là nền văn minh Cơ đốc. Ông hi vọng thay thế nền kinh tế buôn bán nô lệ “không hiệu quả” bằng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa; giao thương hàng hóa thay cho nô lệ.

Chuyến thám hiểm Zambezi xấu số

Sau chuyến trở về nước Anh như một vị anh hùng trong thời gian ngắn, Livingstone quay trở lại Châu Phi. Lần này di chuyển bằng đường thủy 1000 dặm ngược dòng sông Zambezi trên một con tầu hơi nước bằng đồng để thiết lập công tác truyền giáo gần Thác Victoria. Con tầu là sản phẩm tối tân nhất vào thời đó nhưng chỉ chứng tỏ sự yếu kém của mình trong chuyến thám hiểm. Nó đã bị rò rỉ nghiêm trọng sau khi mắc cạn vào những bãi cát.

Livingstone đã đẩy những người của mình vượt trên cả sức chịu đựng của con người. Khi họ đi tới thác nước cao hơn 9m, ông vẫy tay mình như muốn ra hiệu hãy tránh xa và nói: “Đáng ra nó không nên đến đó.” Vợ của ông – người vừa mới sinh đứa con thứ sáu đã qua đời năm 1862 ngay bên bờ con sông cũng chỉ là một trong số những người tham gia chuyến hải hành. Hai năm sau, Chính phủ Anh Quốc không còn thấy hứng thú với dự án “đẩy con tầu hơi nước vượt những ngọn thác” nữa và đã triệu hôì Livingstone và nhóm truyền giáo của ông.

Một năm sau, trên đường trở lại Châu Phi của mình, lần này Livingstone dẫn đầu đoàn thám hiểm được tài trợ bởi Hiệp Hội Địa Lý Hoàng Gia và những người bạn giầu có của mình. David nhấn mạnh: “Tôi sẽ không chỉ đi như một nhà địa lý,” nhưng như nhiếp ảnh gia Tim Jeal viết: “Thật khó để phán định rằng việc tìm kiếm thượng nguồn của sông Nin hay khát vọng vạch trần nạn buôn bán nô lệ là động lực chính yếu của ông.” Thượng nguồn sông Nin là vấn đề hóc búa của thời đại. Nhưng điều quan trọng hơn với Livingstone là cơ hội được chứng minh rằng Kinh thánh đã đúng bằng cách truy ngược về những gốc tích Phi Châu của Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo.

Trong 2 năm, ông đơn giản là biến mất, không một lá thứ hay một mẩu tin tức. Về sau ông đã báo cáo lại rằng mình đã đổ bẹnh nặng tới nỗi không nhấc nổi một cây bút, nhưng lại có thể đọc hết Kinh Thánh đến 4 lần. Sự biến mất của Livingstone thu hút công chúng tương tự như sự biến mất của Amelia Earhart, một nữ phi công và nhà văn người Mỹ sau đó vài thế hệ.

Khi nhà báo người Mỹ Henry Stanley tìm thấy Livingstone, tin tức bùng nổ ở Anh Quốc và Mỹ. Các tờ báo ra những phóng sự đặc biệt viết về cuộc gặp gỡ lịch sử này. Vào tháng tám 1872, vào lúc sức khỏe không ổn định, Livingstone đã bắt tay Stanley và tiếp tục lên đường cuộc hành trình cuối cùng của cuộc đời.

Khi Livingstone đặt chân tới châu Phi vào năm 1841, nó kỳ lạ như ngoài không gian vậy và được gọi là “Lục Địa Đen” và “Bãi tha ma của người da trắng”. Người Bồ Đào Nha, Hà Lan và người Anh cứ tiến vào vùng trung thổ, những tấm bản đồ của Châu Phi còn những phần để trống chưa được khám phá – không đường xá, không đất nước, không mốc đánh dấu. Livingtone đã giúp vẽ lại bản đồ, khám phá ra những nơi bây giờ là hàng tá những quốc gia, bao gồm cả Nam Phi, Rwanda, An-gô-la, và Cộng Hòa Công-gô (trước là Zaire). Và ông đã khiến cả Phương Tây nhận thức được nạn buôn bán nô lệ tại Châu Phi đang diễn ra, là tiền đề để đưa tới việc pháp luật cấm buôn bán nô lệ.

david livingstone

Steven và Băng Tâm tổng hợp – Loisusong.net


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *