Kinh Thánh: “Vì này, tảng đá mà ta để trước mặt Giê-hô-sua chỉ một tảng mà có bảy con mắt. Này, ta sẽ chạm trổ nó, và ta sẽ cất sự gian ác khỏi đất này trong một ngày, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu Vạn Quân phán vậy.” (Xa-cha-ri 3:9)
Quý thính giả của chuyên mục TNHN thân mến!
Với mong ước chúng ta sẽ có thì giờ tĩnh nguyện chất lượng hơn, sâu sắc hơn trong năm mới, Oneway Media đã bổ sung thêm phần TRẮC NGHIỆM sau mỗi bài. Không để đánh đố nhau nhưng để khắc sâu hơn những gì chúng ta đã nghe được và có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm qua mỗi bài học. Bên cạnh đó, Oneway Media cũng sẽ có những phần quà nhỏ khích lệ cho những quý thính giả tham gia trung tín có đáp án đúng và nhanh nhất sau mỗi quý do Ban kỹ thuật của Oneway thống kê. Mất thêm vài phút nhưng thật ích lợi đúng không nào?
Nhấn vào đây để đăng ký và tham gia chương trình trắc nghiệm TNHN.
Ước ao TNHN với Oneway Media luôn đem lại niềm hứng khởi, tươi mới trong mối tương giao giữa bạn với Chúa mỗi ngày.
Trong Một Ngày
Tảng đá sẽ được chạm trổ, và Đức Chúa Trời đã hứa rằng Ngài sẽ cất đi tất cả tội lỗi trong một ngày. Dĩ nhiên, chúng ta biết rất rõ rằng tội lỗi không thể được cất đi bởi bất cứ điều gì ngoại trừ sự chịu khổ của Đấng Christ. Sự chịu khổ của Ngài sẽ dẫn đến sự tha thứ tội lỗi, như Ê-sai 53 đã nói. Phi-e-rơ và Phao-lô cũng dạy như vậy ở nhiều nơi trong Kinh Thánh. Vì vậy, việc khắc trên đá tượng trưng cho sự chịu khổ của Đấng Christ, chứ không phải sự hoài thai hay sự giáng sinh của Ngài.
Lời hứa của Đức Chúa Trời cất đi tội lỗi của đất này cho thấy việc dâng tế lễ của thầy tế lễ xưa là không có khả năng mang đến sự tha thứ tội lỗi. Chỉ có sự chịu khổ của Đấng Christ mới có thể cất đi tội lỗi, chứ không phải điều gì khác. Tất cả những việc làm tốt là vô giá trị và thậm chí là tội lỗi trước mặt Đức Chúa Trời. Chỉ có tảng đá chạm trổ mới có thể đạt được sự tha thứ tội lỗi cho chúng ta, không có điều gì khác.
Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy sự tha thứ này là mạnh mẽ và quyền năng như thế nào khi Ngài nói rằng Ngài muốn thực hiện tất cả “trong một ngày.” Cụm từ này có nghĩa là Ngài muốn thực hiện điều này trong một ngày – một lần và chỉ một lần. Sự tha thứ và hòa giải đạt được vào ngày hôm đó sẽ là đủ cho những tội lỗi của toàn thế giới – từ ban đầu cho đến đời đời. Đức Chúa Trời không muốn tiếp tục sắp xếp để tha thứ tội lỗi mới trên một cơ sở hàng ngày hoặc hàng năm, giống như quy luật dưới thời thầy tế lễ xưa. Lúc đó, dân Y-sơ-ra-ên phải thường xuyên tìm kiếm sự tha thứ qua việc dâng tế lễ và thờ phượng. Nhưng Đức Chúa Trời muốn cung cấp sự tha thứ trọn vẹn trong một ngày. Sự chịu khổ của Đấng Christ sẽ là đủ, và làm thỏa mãn mọi sự. Tác giả của Hê-bơ-rơ tóm tắt: “Vì nhờ dâng chỉ một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời.” (Hê-bơ-rơ 10:14).
(Theo loạt tài liệu “Chỉ Bởi Đức Tin” – Mục sư Martin Luther)
Hãy nhấn vào biểu tượng SHARE hoặc comment phía dưới nếu bạn muốn chia sẻ điều ích lợi này cho những người lân cận và nhớ làm bài trắc nghiệm để khắc sâu hơn về bài học bạn nhé. Làm trắc nghiệm bài học ngày hôm nay tại đây: https://oneway.vn/quiz/
Leave a Reply