CHỈ BỞI ĐỨC TIN 20/07: MỘT THẨM QUYỀN CAO HƠN

    Kinh Thánh: Giăng  7:45–46
    “Vậy bọn lính trở về cùng các thầy tế lễ cả và các người Pha-ri-si. Những người này hỏi họ rằng: Sao các ngươi không điệu người đến? Bọn lính thưa rằng: Chẳng hề có người nào đã nói như người này!”


     MỘT THẨM QUYỀN CAO HƠN

    Thật khó để không bất đồng ý kiến với mọi người trong cuộc sống ngày nay vì mỗi người đều có những tư tưởng của riêng mình. Nhưng nếu chúng ta bất đồng quan điểm với cấp trên của mình về các vấn đề của đức tin thì thế nào?


    Những lời của bọn lính là khiêm nhường nhưng đầy quyền năng. Những người lính không nói một cách kiêu ngạo: “Các người vô lại, các ông muốn giết người đến từ Đức Chúa Trời.” Thay vì, những người lính vẫn khiêm nhường và phục tùng thẩm quyền của các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si. Họ vẫn là những người đầy tớ biết vị trí của họ. Sự tranh luận của họ không phải về các vấn đề trần tục. Họ không ca ngợi chính mình cao hơn con người thật của họ. Sự tranh luận của họ liên quan đến lĩnh vực thuộc linh. Trọng tâm của vấn đề là đức tin và các niềm tin của những người lính là khác với niềm tin của những người Pha-ri-si. Họ từ chối đi cùng với người Pha-ri-si.

    Chúng ta phải phân biệt giữa thẩm quyền dân sự và thẩm quyền thuộc linh. Một người đầy tớ không chạy trốn khỏi chủ của mình mặc dù một người tin khác với người kia. Đức Chúa Trời không muốn họ phân cách nhau. Người đầy tớ không nên chống cự hay lằm bằm chống lại người chủ nhưng nên công nhận thẩm quyền của chủ. Mặc dù người đầy tớ phục vụ chủ mình một cách khiêm nhường, anh ta vẫn có một Chủ khác – Đấng Christ, là Chúa trên lương tâm và linh hồn. Đấng Christ cũng nên được phục vụ, vì người chủ trên đất không có thẩm quyền trên lương tâm của người đầy tớ. Người đầy tớ có thể nói với chủ mình: “Tôi đã đặt chính mình phục vụ ông với thân thể, tay, và chân nhưng không với lương tâm của tôi. Tôi không được trả lương vì học tập và tin Lời của Đức Chúa Trời. Trong các vấn đề thuộc linh, tôi là tự do. Ở đó, tôi trả lời với một người khác.”

    Vì vậy, nếu hai người bất đồng ý kiến về những gì phải tin, họ nên hợp nhất trong các vấn đề của thế giới bên ngoài mặc dù họ có thể bị phân rẽ trong các vấn đề của đức tin và lương tâm.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *