Câu Chuyện của Amanda Lee
Mệt mỏi với cảm giác bị phán xét bởi các bạn hữu Cơ Đốc, Amanda đã rời hội thánh. Thời gian dần trôi, cô học biết rằng Chúa không bao giờ chối bỏ cũng như bỏ rơi ai như nhiều Cơ Đốc nhân vẫn làm
Tôi lớn lên trong một gia đình Cơ Đốc. Tôi tin rằng mình là Cơ Đốc nhân bởi vì ba mẹ tôi là Cơ Đốc nhân, và ông bà tôi cũng vậy. Cơ Đốc giáo là điều gì đó tôi được thừa hưởng lại giống như việc tôi là người gốc Ai Cập (là điều tôi từ thừa hưởng lại từ gia đình), và vì thế chưa bao giờ có điều gì khiến tôi phải suy nghĩ đến. Với tôi, Đức Chúa Trời là một Đấng tốt lành không thể hiểu hết được giữa vũ trụ này, dĩ nhiên tôi biết Ngài, nhưng tôi không hiểu Ngài. Tôi có khái niệm nền tảng của Kinh Thánh về Đức Chúa Trời, nhưng lại không có mối quan hệ với Ngài. Điều mà tôi vẫn bận tâm cho đến lúc bấy giờ, là một Cơ Đốc nhân gương mẫu thì đòi hỏi phải có sự nhóm lại và phải là người tốt. Để trở nên ngườ tốt, thì phải được mọi người đặc biệt là giữa cộng đồng Cơ Đốc yêu mến và thừa nhận. Càng ít người thích bạn, thì Đức Chúa Trời càng ít chấp thuận bạn. Với tôi, lời phán xét mà Cơ Đốc nhân khác đưa ra là phần bổ sung cho lời phán xét của Đức Chúa Trời trên tôi.
Trong suốt những năm thiếu niên, đời sống của tôi thực sự bị xoay quanh bởi những suy nghĩ của người khác về mình. Ngoài ý kiến của những người khác, tôi không biết mình là ai nữa. Kết quả là, tôi bắt đầu cay đắng Hội thánh. Họ có những tiêu chuẩn mà tôi không thể đạt đến. Hội thánh mà tôi nhóm lại rất tin kính, và luật pháp. Vậy nên, tôi từ bỏ việc phải trở nên người “tốt” và không đi nhóm nữa. Nếu những Cơ Đốc nhân là hình ảnh phản chiếu chân thực của Đức Chúa Trời, thì tôi không muốn có liên hệ gì với Ngài nữa. Tôi vẫn tin rằng Chúa Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời và Đấng Cứu Rỗi tôi, nhưng tôi đã làm cứng lòng mình trước Ngài.
Đời sống không có Đức Chúa Trời thật trống trải. Tấm lòng tôi có một khoảng trống của Đức Chúa Trời, và tôi đã cố để lấp đầy nó bằng nhiều thứ khác. Vào thời điểm đó, tôi cũng gặp nhiều vấn đề sức khỏe và thay vì nương cậy Chúa để được chữa lành, thì tôi lại hướng đến những khái niệm của phong trào Thời Đại Mới để mong được chữa lành cả thuộc thể và cảm xúc. Tôi đã rất tự hào, cho rằng mình có tư tưởng cởi mở như thế nào. Nhưng khá buồn cười là tôi vẫn cầu nguyện với Đức Chúa Trời.
Một ngày kia, mẹ tôi đã mời tôi đến dự buổi học Kinh Thánh với một vài người bạn của gia đình chúng tôi. Đó là buổi học với Beth Moore về sách Đa-ni-ên. Ngay lập tức, tôi từ chối ý tưởng đó, nhưng bà cứ cố nài tôi tham gia, vậy nên để xoa dịu bà và rời đi, tôi đã đồng ý.
Buổi học Kinh Thánh đó đã thay đổi cuộc đời tôi, Đức Chúa Trời đã phán với tôi qua sách Đa-ni-ên. Cũng thật buồn cười là tôi đã gặp chồng tương lai của mình Daniel vào cùng thời điểm tôi tham dự lớp học Kinh Thánh đó. Anh ấy thường nhóm lại với Hội thánh, và mặc dù lòng tôi đã trở lại với Chúa, nhưng tôi vẫn không muốn mình là một phần của một Hội thánh nào đó.
Nhưng tôi thích Daniel và muốn được gần với anh ấy hơn, nên tôi đã cùng đi nhóm với anh ấy. Từ lần đầu tiên tôi bước vào tòa nhà, ngay tức thì tôi cảm nhận được sự bình an của Chúa tràn ngập trong tôi như khi tôi ở nhà. Khi mục sư giảng chính xác về nan đề tôi đang phải giải quyết. Tôi đã nhận ra rằng là trở thành một Cơ Đốc nhân là chọn lựa cá nhân mà mỗi người phải đưa ra quyết định vào thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ – mặc dù các bạn hữu Cơ Đốc có thể phán xét bạn, nhưng Chúa không bao giờ từ bỏ hay bỏ rơi bạn. Tôi không cần phải dồn mọi sức lực để tập chú vào việc phải trở nên người tốt. Bởi việc tiếp nhận Đức Chúa Trời, chúng ta được biến đổi cách siêu nhiên. Ngài ban năng lực để chúng ta trở nên giống Ngài càng hơn. Càng hoàn hảo hơn về thuộc linh. Những ngày này, tôi không nương dựa sự tốt lành của tôi vá ý kiến của người khác để biết mình là ai. Tôi đã tìm thấy tôi trong Đấng Christ, Đấng ngồi bên hữu Đức Chúa Trời.
Hãy nhìn lại đời sống mình. Bạn sẽ mô tả nó như thế nào? Thỏa lòng? Vội vã? Thú vị? Áp lực? Tiến về phía trước? Chững lại phía sau? Đối với nhiều người trong chúng ta, nó là tất cả mọi điều bên trên vào những thời điểm khác nhau. Chúng ta kinh nghiệm sự trộn lẫn giữa những ước ao và hối tiếc.
Trong Kinh Thánh nói rằng Chúa Jêsus đến để làm mọi sự trở nên mới. Bạn muốn đời sống của mình sẽ trông như thế nào nếu bạn có thể bắt đầu lại? Quá khứ của bạn không kiểm soát được tương lai của bạn. Đức Chúa Trời có kế hoạch tuyệt vời cho cuộc đời bạn. Không ai là hoàn hảo, hay có một cuộc đời hoàn hảo. Nhưng mỗi người trong chúng ta đều có cơ hội để kinh nghiệm sự tha thứ hoàn toàn qua mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời qua Chúa Jêsus Christ. Và khi Đức Chúa Trời bước vào đời sống bạn, Ngài sẽ bắt đầu biến đổi bạn từ bên trong.
Bạn có thể tiếp nhận Đấng Christ ngay bây giờ bởi đức tin qua lời cầu nguyện. Đơn giản, cầu nguyện là trò chuyện với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời biết tấm lòng bạn và không quá quan tâm đến câu chữ của bạn khi Ngài nhìn thấu được lòng bạn. Sau đây là một lời cầu nguyện gợi ý:
Chúa Jêsus ơi, con muốn biết Ngài cách cá nhân. Cảm tạ Ngài vì đã chết trên thập tự giá thay cho tội lỗi con. Con mở cánh cửa cuộc đời con với Ngài và xin Ngài hãy đến làm Đấng Cứu Rỗi và Chúa của con. Xin kiểm soát cuộc đời con. Cảm tạ Ngài vì đã tha thứ tội lỗi con và ban cho con sự sống đời đời. Xin khiến con trở nên như người mà Ngài muốn. Con tạ ơn Cha và cầu nguyện. Nhân Danh Chúa Jêsus Christ. A-men!
Lời cầu nguyện này có bày tỏ khao khát trong lòng của bạn không? Bạn có thể cầu nguyện như thế ngay bây giờ, và Chúa Jêsus sẽ bước vào đời sống bạn, như lời Ngài đã hứa.
Bài: Amanda Lee; dịch: Linh Lưu
(Nguồn: thoughts-about-god.com)
Leave a Reply