Gần đây, mục vụ tại địa phương đã gửi tặng tôi một quyển sách với tựa là —Man of Sorrows, King of Glory: What the Humiliation and Exaltation of Jesus Mean for Us (tạm dịch: Thống Khổ Nhân, Vua vinh quang: Ý nghĩa sự nhục hình và tán dương của Chúa Jêsus đối với chúng ta) viết bởi Jonty Rhodes. Bởi tôi khá xa lạ với sách và tác giả, nên tôi đọc mục lục và phần tri ân trước. Ngay từ đầu, tôi bị thu hút bởi tựa đề của các chương trích từ bài Thánh Ca “Thống Khổ Nhân” của Philip P. Bliss. Điều này khiến tôi thật tò mò!
Tôi bất ngờ với đoạn cuối trong phần tri ân. Rhodes viết,
Ghi chú cuối cùng. Tựa đề các chương sách đến từ Philip P. Bliss, tác giả của bài Thánh Ca nổi tiếng “Thống Khổ Nhân”. Khi trẻ, Bliss từng là giáo viên âm nhạc nhưng khi trở thành một nhà truyền giáo khắp nơi ở độ tuổi 35 theo lời khuyên của D. L. Moody. Ông đã sáng tác bài “Thống Khổ Nhân” vào năm 1875, không lâu sau khi ông đổi việc. Nhưng Bliss đã không bao giờ được mừng sinh nhật lần thứ 40 của mình. Vào ngày 29 tháng Mười Hai, năm 1876, chiếc cầu mà đoàn tàu chở ông và vợ đi qua bỗng sập xuống. Mọi toa tàu gần như rơi xuống sông Ashtabula với tuyết bao phủ bên dưới thung lũng. Bản thân Bliss vẫn sống sót nhưng sau ông cố quay lại đống đổ nát để cứu vợ mình khỏi đám cháy và thi thể cả hai cuối cùng được tìm thấy. Tôi biết rất ít về ông.
Tôi chưa bao giờ nghe về câu chuyện của Bliss trước đây. Tôi không chỉ lớn lên trong tiếng ngân nga các Thánh Ca của ông, nhưng tai nạn khủng khiếp này cũng xảy ra tại nơi cách chỗ tôi sống và chăn bầy khoảng một tiếng lái xe. Dù tác giả biết ít về ông, tôi muốn biết nhiều hơn.
Tên bên góc phải
Khi bạn mở quyển Thánh Ca, tên bên góc trái bản nhạc mặc định là tên của người viết lời. Tên bên góc phải là tên của người soạn giai điệu. Đôi khi là một người đảm nhận cả hai việc, nhưng nhìn chung bài hát là thành quả của nhiều nghệ sĩ.
Khi tôi đọc thêm về tác phẩm của Bliss, tôi biết ông là người đã soạn giai điệu cho một trong những bài Thánh Ca được yêu thích nhất – “Tâm linh tôi yên ninh thay”. Horatio Spafford đã viết lời, nên tên của ông xuất hiện trên góc trái. Và trong vài dịp, tôi đã được nghe bài hát cùng phần giới thiệu về câu chuyện của Spafford.
Ban đầu là trận hỏa hoạn lớn ở Chicago. Sau đó, 4 đứa con gái của ông cũng bị trong một vụ đắm tàu. Rồi hành trình xuyên đại dương của ông, là nguồn cảm hứng để ông viết ra những lời “lắm thống bi như ba đào sôi”. Là câu chuyện mạnh mẽ về đức tin vững chãi trong Chúa toàn năng.
Bliss, tên xuất hiện bên góc phải, là người sáng tác bài hát đầy tài năng. Thật khó để hình dung nếu những lời này thiếu đi giai điệu. Năm 1876, ông phát hành bài hát với Ira Sankey trong Thánh Ca Phúc Âm quyển 2. Cuối năm đó, Chúa “định ngày” theo cách không ngờ đến và đức tin Bliss tỏ rõ. Ngoài sáng tác và phát hành, giai điệu của ông đã giúp bài hát của Spafford ở trong tâm trí và tấm lòng của vô số người.
Tên bên góc trái
Dù Bliss và vợ ông, Lucy, không bao giờ hồi phục, nhưng rương đồ đạc của ông vẫn không bị gì sau vụ tai nạn. Trong chiếc rương đó, người ta tìm được bản thảo có lời của Thánh Ca “Ngợi khen Cứu Chúa”. Với lòng kính trọng, Jame McGranahan đã soạn giai điệu, và đã được phát hành sau đó. Đây là một trong những bài hát mà tên của Bliss đề bên góc trái của bản nhạc.
Thật khó để cảm nhận tường tận “quyền đắc thắng” của Cứu Chúa trong thảm kịch tàu hỏa ở Ashtabula. Liệu chúng ta có thể hát “Ngài ban sức chiến thắng quyền âm ti, tội khiên, chết chóc” khi những bi kịch như thế xảy đến không? Ở Chicago, nơi Bliss được đưa về, bạn ông -Moody đã không thể đứng vững. Trang báo Chicago Tribune mô tả sự đau buồn bao trùm suốt ngày dài khi Moody và những người khác phát biểu trong buổi nhóm tại Hội thánh.
Mất mát quá lớn, sự việc quá bất ngờ. Bliss vẫn còn rất trẻ, và công tác và ân tứ của ông chỉ mới bắt đầu ảnh hưởng. Ông đạt thành công trong việc quản lý tiền bạc khi ông nhận chúng từ các quý tộc và dâng lại cho công tác thiện nguyện, truyền giáo. Thậm chí Moody còn cảm thấy nên bảo vệ danh tiếng của Bliss vì sự nổi tiếng đó khiến ông bị nhiều người ganh ghét.
Dù Đấng Christ chiến thắng tội lỗi, sự chết và quyền âm ti, nhưng sự việc vẫn xảy ra với Bliss. Sự đắc thắng không ngăn chúng ta khỏi hiện thực của sự chết, nhưng chúng ta được đảm bảo cho sự sống đời đời sau khi qua chết. Mặc dù Bliss không hoàn tất được Thánh Ca đó khi đến Chicago vào tháng Mười Hai, nhưng ông sẽ không bao giờ bỏ lỡ khoảnh khắc thờ phượng Cứu Chúa là Đấng trả thay nợ tội, ban sự tự do, và dùng huyết đóng ấn ơn buông tha.
Danh chi danh là “Thống Khổ Nhân”
“Thống Khổ Nhân” là Thánh Ca cuối cùng mà Ira Sankey từng nghe Bliss hát. Tên của Bliss nằm bên góc trái lẫn phải của bản nhạc. ông viết ra từng lời và từng giai điệu. Mọi sự đều dành cho Chúa Jêsus.
Danh chi danh là “Thống khổ nhân”,
Danh Con Thượng Đế xưa lâm trần!
Thay tâm ô tội, rửa ác bẩn,
Lạ thay Cứu Chúa! Ha-lê-lu-gia!
Thay tôi mang nhục nhã khổ thân,
Jê-sus chịu án mang tội trần;
Ơn buông tha dùng huyết đóng ấn,
Lạ thay Cứu Chúa! Ha-lê-lu-gia!
Tôi sanh trong tội ác xấu xa,
Chiên Con Trời thánh minh vô hà,
Dâng hi sinh chuộc lỗi hết cả,
Lạ thay Cứu Chúa! Ha-lê-lu-gia!
Xưa treo thân chịu chết thế tôi,
Trên thập tự Chúa kêu “Xong rồi”,
Hôm nay trên thần quốc sáng chói,
Lạ thay Cứu Chúa! Ha-lê-lu-gia!
Khi Vua vinh diệu sẽ tái lai,
Đem dân Ngài thảy lên thiên đài,
Dâng tân giai điệu hát chúc bái,
Lạ thay Cứu Chúa! Ha-lê-lu-gia!
Còn rất nhiều điều đáng suy ngẫm khác trong câu chuyện của Bliss. Ông có ơn thiên phú và được ơn trước những người có lòng tốt. Ông trải qua sự nghèo khó lẫn sự dư dật. Tác phẩm của ông còn mãi, dù ông qua đời khi còn khá trẻ. Chúa đã sử dụng ông để đồng công với những người như Spafford và giúp tác phẩm họ phong phú hơn. Chúa cũng sử dụng những người khác để hoàn tất những tác phẩm dang dở của Bliss để thế giới nay thật được phước khi có chúng.
Dù tên của họ nằm bên góc trái hay phải, hay cả hai, hay không có tên, thì nguyện Chúa ban cho chúng ta có cùng lòng quyết tâm như họ trong việc bày tỏ về Đấng có danh cao hơn hết mọi danh.
Leave a Reply