Cô Gái Napalm Không Nghĩ Rằng Mình “Quá Xấu” Đối Với Tình Yêu Của Đấng Christ

Oneway.vn: Hình ảnh cô bé 9 tuổi, chạy trên đường không mảnh vải che thân và bị phỏng vì bom Napalm, giang tay ra trong sự đau đớn tột cùng là một trong những bức ảnh nói về sự tàn phá của chiến tranh.

Phan Thị Kim Phúc, cô bé trong bức ảnh đạt giải Pulitzer năm 1972, cuối cùng cũng đã nhận được điều trị để chữa lành những vết sẹo mô da trên lưng và tay rất đau đớn đó, 43 năm sau sự kiện đã mãi mãi thay đổi đời sống của cô.

Cô cũng đã nhận được sự chữa lành sâu sắc hơn qua đức tin vào Đấng Christ .

Cô Gái Napalm Không Nghĩ Rằng Mình “Quá Xấu” Đối Với Tình Yêu Của Đấng Christ

Kim Phúc, hiện tại đang định cư tại Canada, kể lại sự kiện vào buổi sáng ngày 8 tháng 6 khi cô đang ở trong làng của mình, mắc kẹt trong một trận chiến khốc liệt giữa hai bên. Sau đó lực lượng không quân miền Nam đã thả một loạt bom Napalm vào trúng ngôi làng của cô.

Quả bom rơi trúng cô, lửa bén vào quần áo, đốt phỏng tay, lưng và ngực của cô. Trong khi cô đang chạy trên đường thì nhiếp ảnh gia của AP (Associated Press) ông Nick Út đã chụp lại bức hình mà giờ đây đã trở nên nổi tiếng, ngay trước khi cô được các binh sĩ miền nam dội nước, quấn cô trong một cái khăn chống dầu và được đưa tới bệnh viện.

“Họ đặt tôi vào nhà xác của bệnh viện bởi vì họ đã bỏ cuộc,” Kim Phúc trả lời phòng viên của CBS News Jane Pauley. “họ cho rằng tôi đã vô phương cứu chữa.”

Nhưng cô ấy đã sống sót – sau 14 tháng và 17 cuộc phẫu thuật.

“Chúa chưa xong việc với tôi,” Kim Phúc nghĩ như vậy, mặc dù cô chưa biết Chúa và không tin rằng mình có hy vọng nào về một cuộc sống tốt đẹp với một người chồng hay con cái.

“Tôi bị phỏng và trở nên xấu xí. Mọi người nhìn tôi và lảng tránh tôi,” Kim Phúc kể. “Điều đó đã khiến tôi đầy dẫy sự thù ghét, cay đắng và giận dữ.”

Kim Phúc cố gắng đi học, nhưng sự đau đớn lại quá lớn. Cô cũng bị phân tâm bởi vì nhiều cuộc phỏng vấn của những cơ quan thông tấn nước ngoài. Nơi mà cô được tung hô như một nữ anh hùng của Việt Nam – một biểu tượng của sự đau thương gây ra bởi quốc gia khác.

Trong thâm tâm, cô không thấy hạnh phúc.

“Tôi chỉ đơn giản tìm kiếm một mục đích cho cuộc đời của mình. Tại sao tôi vẫn còn sống?” Kim Phúc tự hỏi.

Kim Phúc nói là cô thường đến một nơi để tìm sự tĩnh lặng và một lối thoát khỏi những áp lực từ cuộc sống –  đó chính là thư viện. Nằm trên kệ là một quyển Kinh Thánh cũ.

“Trong số những quyển sách tôi đọc thì có Kinh Thánh, quyển Tân Ước,” Kim Phúc nói. “Đó là một bước ngoặc kì diệu trong cuộc đời của tôi. Khi trở thành Cơ Đốc nhân, tôi thấy có rất nhiều sự bình an trong tấm lòng mình. Tôi tin chắc là Chúa sẽ mở ra một cánh cửa cho tôi.”

Và Chúa đã thực sự làm như vậy.

Cô Gái Napalm Không Nghĩ Rằng Mình “Quá Xấu” Đối Với Tình Yêu Của Đấng Christ

Kim Phúc có cơ hội diện kiến Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, người đã gửi cô đi học ở Cuba. Tại đây, cô gặp người chồng tương lai của mình. Cô và Toàn Huy đã kết hôn không lâu sau đó, và trong một chuyến đi về Việt Nam, họ đã chuyển hướng về Canada và định cư tại đó.

“Cô bé trong bức ảnh” bắt đầu làm chứng về câu chuyện của mình tại các Hội Thánh, nhưng cô vẫn phải chịu nỗi đau tột cùng từ các vết thương. Cô cố gắng vượt qua hàng năm liền.

“Tôi cầu nguyện và cố gắng điều khiển lý trí của mình không tập trung vào sự đau đớn,” Kim Phúc kể với CBS News, và công nhận rằng đôi khi cô căm ghét cuộc sống của mình. “Tôi mong muốn được lên thiên đàng để không phải chịu những cơn đau và các vết sẹo.”

Sau đó, Kim Phúc nói chuyện với một hội nhóm, một trong những thành viên ở đó đã đề nghị Kim Phúc về phương pháp chữa trị của con dâu mình, Jill Waibel, một bác sĩ da liễu chuyên về loại mô sẹo phỏng bằng tia laser. Kim Phúc đồng ý và đang trong quá trình loại bỏ các vết sẹo.

Tia laser sẽ đi xuyên qua mô sẹo, và loại bỏ từng phần nhỏ một. Quá trình chữa trị có thể phải mất hơn 1 năm.

Nick Út, người nhiếp ảnh đã chụp ảnh của cô năm 1972, cũng đang làm phim tài liệu về quá trình chữa trị của cô – một người bạn, tình bạn của họ đã được hình thành trong lòng chiến tranh 4 thập kỷ về trước.

“Ông đã ở đó lúc bắt đầu và bây giờ là kết thúc” Kim Phúc nói về người mà cô gọi là “Chú Út” trong cuộc phỏng vấn với Associated Press. “Ông đã chụp ảnh của tôi năm xưa và giờ ông cũng có mặt ở đây với tôi trong một hành trình mới, một chương mới.”

Dịch: Đức Ân.

Nguồn: Christian Examiner.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *