Bí quyết giúp trẻ ‘từ ích kỷ trở nên vị tha’

Oneway.vn – Khi những đứa trẻ đến giai đoạn chuyển tiếp từ ấu thơ sang trưởng thành, một phần trong quá trình phát triển tự nhiên ở những trẻ vị thành niên ấy bao gồm sự tập chú vào chính mình và xem mình là trung tâm của mọi sự.

Ảnh minh họa.

Sự tập chú này có ý nghĩa từ một quan điểm về sự phát triển, bởi vì lúc này trẻ bắt đầu tự ý thức mình là cá nhân riêng biệt và trải nghiệm những mối quan hệ xã hội và văn hóa mới.   

Lẽ thường, lúc này trẻ vị thành niên không muốn gây sự chú ý với đám đông, vì vậy chúng bắt đầu để ý đến ngoại hình và cách cư xử của mình để có thể phù hợp. Các chuyên gia nghiên cứu về sự phát triển của trẻ vị thành niên thường cho biết rằng trẻ vị thành niên trải qua những điều này như hiện tượng “khán giả ảo”, nghĩa là khi ấy trẻ có cảm giác và tin rằng mọi người đang theo dõi chúng. Tôi quả quyết rằng việc tự cho mình là trung tâm là bình thường, cũng chẳng nhất thiết bị xem là sai trái. Thế nhưng, việc trẻ tự cho mình là trung tâm chắc chắn sẽ trở thành điều trái lẽ khi những đứa trẻ của chúng ta thể hiện những hành vi ích kỷ.

Cuối cùng, theo lẽ thường tất cả trẻ vị thành niên đều phải đối mặt với một ngã ba trên con đường dẫn đến việc tự cho mình là trung tâm này. Nhiều trong số chúng thường vượt khỏi nỗi ám ảnh về bản thân để chạm đến cảm giác cân bằng khi chúng có thể đặt ích lợi của người khác cao hơn bản thân mình. Tuy nhiên, một số khác thì chẳng bao giờ trải qua sự chuyển đổi này và nói trắng ra thì chúng sẽ trở thành những người trưởng thành ích kỷ.

Vì vậy, trong khi trẻ vị thành niên tập trung vào bản thân và xem điều đó như chuyện thường thì chúng ta, những người làm cha làm mẹ phải xem sự ích kỷ ấy là điều bất thường có nguy cơ ăn sâu cũng như bám rễ vào lối sống của con cái mình. Tôi tin rằng bí quyết tốt nhất để giúp trẻ sống không vị kỷ chính là tính gương mẫu trong việc nuôi dạy con cái: ba mẹ phải làm tấm gương sáng cho con noi theo, giúp trẻ từ bỏ lòng ích kỷ để sống vị tha. Dưới đây là 3 phương cách giúp bạn có thể đạt được mục tiêu cao quý này.

1. Bày tỏ đức tin bằng hành động

Khi nói về đức tin của Cơ Đốc nhân, tôi tin rằng sự kêu gọi của Đấng Christ là tiếng gọi của sự phục vụ. Dĩ nhiên bên cạnh việc học biết những lẽ thật về đức tin của mình, chúng ta cũng được gọi để sống cho điều đó. Một phần quan trọng trong việc bày tỏ đức tin hành động của mình là phục vụ người khác. Nhưng thật không may, một trong những điều chúng ta vô tình dạy cho con trẻ trở nên ích kỷ là vì chính chúng ta đã không phục vụ người khác.

Anh hùng người Ấn Độ Mahatma Gandhi, một vĩ nhân tôn giáo và chính trị của thế giới, khi còn là sinh viên Luật ở Nam Phi đã đến nhóm lại với Hội Thánh địa phương và ấn tượng với Chúa Jesus. Ông suy ngẫm về Bài giảng trên núi của Ngài, ông cho rằng đó là một tác phẩm văn học vĩ đại nhất được viết ra trên giấy… nhưng ông lại không có ấn tượng mấy với các Cơ Đốc nhân. Ông quở trách các Cơ Đốc nhân khi nói rằng trong cái nhìn của ông niềm tin Cơ Đốc chẳng có gì khác ngoài việc chỉ nói và thuyết giảng. Ông nghĩ rằng thay vào đó, cách truyền đạo tốt nhất của Cơ Đốc giáo chính là sống với điều mình tin, bày tỏ đức tin bằng hành động trong đời sống.

2. Dạy cho con trẻ biết phục vụ từ những điều đơn giản

Hãy dạy cho con mình rằng con người không cần tốn nhiều tiền để có thể trở thành người sống vị tha và tạo nên sự khác biệt cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn mỗi chúng ta phục vụ Ngài bất cứ nơi nào chúng ta đến và làm với tất cả những gì chúng ta có. Hãy nhớ lời của Đức Chúa Jesus dạy trong Matthew/Ma-thi-ơ chương 25: “Lúc ấy, người công bình sẽ thưa rằng: Lạy Chúa, khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đói, mà cho ăn; hoặc khát, mà cho uống? Lại khi nào chúng tôi đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà mặc cho? Hay là khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đau, hoặc bị tù, mà đi thăm viếng Chúa? Vua sẽ trả lời rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy”.

Thật vậy, khi nói về đời sống vị tha, Đức Chúa Giê-xu đã nói đến những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như: thực phẩm, áo quần và sức khỏe. Chúa Jesus không nói đến những nhiệm vụ to lớn hơn trong cuộc sống, nhưng Ngài chỉ đề cập đến những điều đơn giản có ý nghĩa với mọi sự khác biệt trên thế giới này. Một lần nữa, hãy bày tỏ với con cái mình rằng bạn cũng đang phục vụ người khác theo cách đơn giản này và đó là phương cách tuyệt vời để phát triển ý thức của trẻ về ý nghĩa của lòng vị tha thật sự là gì.

3. Giúp trẻ biết rằng “ban cho thật là ‘không đòi hỏi điều kiện theo sau’”

Ngày nay, có rất nhiều người khi cho người khác cái gì cũng mong đợi được đáp lại. Lối sống ban cho này thật sự rất ích kỷ. Trái lại, lòng vị tha được xây dựng trên nguyên tắc “không đòi hỏi điều kiện theo sau”. Bạn đang dạy con mình điều gì qua cách mình ban cho? Dĩ nhiên chúng ta không thể phủ nhận rằng thật tốt khi chúng ta cũng nhận được những ích lợi đặc biệt khi ban cho! Mọi người đều có những lý do họ quan tâm về điều này nhiều hơn những người khác. Câu hỏi được đưa ra ở đây là: Có phải sự ban cho của bạn chứng minh bạn chỉ cho đi khi bạn nhận lại được điều gì đó? Nếu vậy thì đã đến lúc bạn phải tự đánh giá lại cách bạn ban cho.

Những đứa trẻ của bạn sẽ trở nên ích kỷ hay sống vị tha khi chúng trưởng thành? Cũng giống như hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, cha mẹ phải có sự ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thông qua lối sống gương mẫu của mình. Hãy chắc chắn bạn đang sống với niềm tin thật của mình để bày tỏ thông điệp mà bạn muốn con mình học theo! Nếu nắm rõ ba điều tôi đã đề cập ở trên, bạn thật sự là người chủ động ảnh hưởng tốt đến con mình và giúp chúng trở nên những người trưởng thành đầy lòng vị tha, chăm về lợi của người khác như điều Đức Chúa Jesus mời gọi.

Tố Quyên dịch

(Nguồn: cbn.com)

Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].


“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta
” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).

Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!


Posted

in

, ,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *