Oneway.vn – Các thanh thiếu niên hạnh phúc thường làm gì? Có lẽ cách dễ nhất để trả lời câu hỏi này đó là nhận biết những gì họ không làm.
Giáo sư – Tiến sĩ tâm lý Jean M. Twenge tại Đại học San Diego, tác giả của hơn 140 ấn phẩm khoa học, viết cuốn sách với tựa đề đầy úp mở ‘iGen: Why Today’s Super – Connected Kids Are Growing Up Less Rebellious, More Tolerant, Less Happy – and Completely Unprepared for Adulthood’ được xuất bản năm 2017 (Tạm dịch: ‘Thế hệ iGen: Vì sao những đứa trẻ trong thời đại siêu kết nối ngày nay lớn lên cam chịu và khoan dung hơn, ít hạnh phúc và hoàn toàn không được chuẩn bị cho tuổi trưởng thành’).
Dù bạn đã làm cha mẹ hay chưa thì đó cũng là một đề tựa khiến bạn phải lưu tâm và dừng lại suy ngẫm.
Chúng tôi đã nhiều lần trích dẫn những nghiên cứu của Tiến sĩ Twenge trên trang BreakPoint.org về vấn nạn tự tử, trầm cảm ở tuổi thiếu niên và các chủ đề liên quan. Nhưng hôm nay qua những nghiên cứu của bà, chúng ta sẽ cùng nhau suy ngẫm về những lý do đang khiến rất nhiều thanh thiếu niên của chúng ta cảm thấy không hạnh phúc.
Trong một bài báo mới của tạp chí Tâm lý học ngày nay (Psychology Today), Tiến sĩ Twenge lưu ý rằng ‘Tuổi thiếu niên bây giờ ít cảm thấy hạnh phúc và ít hài lòng với cuộc sống của họ hơn so với cách đây 5 năm. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: Lý do vì sao như vậy?’.
Dưới đây là những điều Tiến sĩ Twenge đã nhận thấy. Đầu tiên, theo báo cáo thanh thiếu niên cảm thấy hạnh phúc đã dần giảm mạnh trong khoảng từ năm 2011-2012. Bà lưu ý đây là giai đoạn điện thoại thông minh/smartphones bắt đầu thịnh hành – và có lẽ chúng ta nên gọi chúng là những chiếc điện thoại đau đầu thì đúng hơn.
Thứ hai, Tiến sĩ Twenge nhận thấy mối tương quan giữa hạnh phúc của thanh thiếu niên và việc họ tham gia vào các hoạt động kết nối với người khác như chơi thể thao, đi nhà thờ hoặc tham gia các cơ hội phục vụ tôn giáo, công việc tình nguyện hay thậm chí là những bài tập về nhà. Thật vậy, họ càng có nhiều mối tương quan xã hội, họ càng cảm thấy mình hạnh phúc.
Trái lại, những người trẻ bận rộn với các hoạt động đơn độc như đọc tin tức trên internet, nói chuyện qua điện thoại, nhắn tin, dán mắt vào các phương tiện truyền thông xã hội, lướt web, chơi điện tử và nghe nhạc, thường chỉ xoay quanh hoạt động đơn lẻ như vậy đều thú nhận rằng mình cảm thấy ít hạnh phúc hơn. Có lẽ, không ngạc nhiên khi Tiến sĩ Twenge lưu ý: ‘kiểu mẫu này một lần nữa được biểu hiện hết sức rõ ràng: Hầu hết tất cả hoạt động liên quan đến điện thoại đều khiến chúng ta cảm thấy ít hạnh phúc hơn, và ngược lại, những hoạt động không liên quan đến điện thoại di động mà hướng đến sự kết nối với người khác khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn. Vậy thì, tại sao chúng ta không bỏ điện thoại xuống?’.
Vâng, chí ít chúng ta có nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, như tôi đã chắc chắn bạn đã từng nghe rằng mối tương quan không phải là quan hệ nhân quả. Liệu việc sử dụng điện thoại liên tục, không ngớt có khiến cho người chúng ta yêu thương không vui? Có lẽ sẽ không thể nhận thấy rõ trong từng trường hợp. Nhưng chắc chắn những người trẻ sống ngoài phạm vi màn hình phẳng ấy, những người dành thời gian sống thực tế thay vì bận rộn với thế giới ảo sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn để nếm biết và trải nghiệm niềm vui, hạnh phúc hơn so với những người trẻ còn lại.
Và theo một quan điểm Cơ Đốc, điều này mang ý nghĩa toàn hảo. Thật vậy, thế giới ảo có thể cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp, nhưng nó không thể cho chúng ta những điều tốt nhất. Điều chúng ta thật sự cần là gắn kết với cộng đồng và ở trong mối liên hệ với những người khác. Không phải chỉ vì điều Đức Chúa Trời đã phán trong vườn Địa đàng rằng ‘loài người ở một mình không tốt’ mà hơn hết, chúng ta được dựng nên trong mối tương giao với Đức Chúa Trời và mối liên hệ với nhau. Trong thân thể Đấng Christ, hết thảy chúng ta đều là chi thể và chúng ta cần nhau. Cộng đồng Cơ Đốc không phải là sự tùy chọn – như lời Chúa trong Hebrews/Hê-bơ-rơ 25:10 nhắc nhở: ‘Chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy’.
Bi kịch thay, nền văn hóa mà chúng ta sống đã cho tất cả chúng ta mà đặc biệt là những người trẻ thấy rằng chúng ta có thể đi một mình, chủ nghĩa cá nhân là quan trọng nhất và đó là cộng đồng thực sự. Khi chúng ta yêu thương nhau, hỗ trợ lẫn nhau, chịu trách nhiệm về lợi ích chung của người khác không những không cần thiết mà đó còn là điều không thể có.
Vì vậy, nếu chúng ta muốn những người trẻ của mình trải nghiệm một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc thì hãy cho họ thấy niềm vui và hạnh phúc thật trong cộng đồng Cơ Đốc của chúng ta. Chúng ta hãy làm những việc tốt hơn để mang họ đến với cuộc sống phước hạnh và cùng thờ phượng Chúa với Hội Thánh mình. Thực hiện được điều này không phải dễ dàng, bởi vì tất cả chúng ta vốn dĩ đều là kẻ có tội. Nhưng đó là cách Đức Chúa Trời giúp chúng ta lớn lên và trưởng thành trong đức tin của mình và trong niềm hạnh phúc Chúa ban cho. Như tác giả Bonhoeffer đã nói trong tác phẩm kinh điển ‘Life Together’ của mình: ‘Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho chính Ngài một bản nhạc tuyệt vời ca khen Chúa đến muôn đời, và những Cơ Đốc nhân khắp mọi phương trời cũng đồng tham gia vào bản ca này’.
Tố Quyên dịch
(Nguồn: Christianpost.com)
Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].
“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).
Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!
Leave a Reply