Vì sao Chúa không ban cho điều mà tôi muốn?

Oneway.vn – “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở.” (Ma-thi-ơ/Matthew 7:7-8)

Những lời hứa đó có nghĩa gì? Phải chăng tất cả mọi thứ bạn xin, khi cầu nguyện với  Chúa, bạn đều nhận được theo cách bạn muốn? Chà, kinh nghiệm của bạn cho biết: “Tôi cho rằng điều đó không có nghĩa là như vậy, bởi nó không xảy ra như thế”. Đó không phải cách hay để quyết định ý nghĩa đoạn Kinh thánh trên, tôi không nghĩ nó có nghĩa vậy và đó cũng không phải là kinh nghiệm của tôi. Nó không có ý đó về mặt văn bản, và không nên có ý đó về mặt đạo đức, bạn cũng sẽ không muốn nó có nghĩa như vậy nếu bạn có thể. Tôi tự hỏi không biết bạn có tin điều này không?!

“Nếu bạn cứ yêu cầu Chúa thực hiện theo lời bạn, thì bạn là Chúa rồi.”

Câu Kinh thánh trên không hàm ý như vậy, bởi nếu bạn có thể dùng lời của mình để khiến Chúa làm bất cứ điều gì thì bạn là Chúa rồi phải không? “Cái gì tôi bảo Chúa làm, Ngài đều làm cả”. Nếu nói vậy thì bạn là Chúa mất rồi. Đó là lý do đầu tiên mà câu Kinh Thánh Ma-thi-ơ 7:7-8 không có nghĩa là bạn xin gì được nấy. Bởi vì Chúa là Đức Chúa Trời, bạn phải là bạn, bạn không phải là Chúa. Thật khốn cho bạn nếu mọi lời cầu xin của bạn đều được nhậm.

Thứ hai, bạn sẽ không muốn câu Kinh thánh này có ý như vậy phải không? Hãy nghĩ về những điều sẽ xảy đến cho Chủ tịch thành phố của bạn nếu mọi lời cầu nguyện của ông ấy đều được nhậm. Nếu vậy, có lẽ bạn phải rời khỏi thành phố của mình ngay lập tức. Và nếu các lãnh đạo bảo bạn cầu nguyện cho I-rắc/Iraq. Nhưng ngay khi bạn cầu nguyện điều đó, thì có người đến dí súng vào đầu bạn. Hoặc ai đó bảo bạn cầu nguyện cho điều khác: Hãy cầu nguyện cho Somalia, hoặc cầu nguyện cho điều này điều kia.

Thực tế, bạn nên trả lời là: “Xin lỗi, tôi không được chỉ định để cầu nguyện cho điều này. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể điều hành thế giới. Tôi không làm được đâu”. Và như thế thì chúng ta tốt hơn là ngừng việc háo hức muốn thấy mọi lời cầu nguyện của chúng ta được đáp lời. Bạn sẽ không muốn điều đó. Tôi hứa với bạn đấy. Bạn có thể bị nghiền nát trong tích tắc hoặc bị ám sát ngay khi ai đó phát hiện ra mọi thứ bạn cầu xin đều thành hiện thực. Và bạn không muốn điều đó phải không?

Tóm lại, “cầu được ước thấy” không phải là ý của đoạn Kinh thánh. Vậy chúng có nghĩa là gì? Nó không chỉ không có nghĩa là mọi điều bạn cầu xin đều nhận được, và hẳn bạn cũng không muốn cái gì mình xin Chúa cũng đều được nhậm lời phải không?

Tất cả những lý do tôi đưa ra chỉ bởi vì tôi thấy rằng Chúa Jesus rất cẩn thận khi nói: “Trong các ngươi có ai, khi con mình xin bánh, mà cho đá chăng? Hay là con mình xin cá, mà cho rắn chăng?” (Ma-thi-ơ/Matthew 7:9-10

“Đức Chúa Trời chỉ ban những điều tốt cho con cái Ngài”.

Nhưng có người lại hỏi: Vậy điều gì xảy ra nếu một đứa trẻ xin bố mua cho mình một con rắn thật? Tôi nghĩ rõ ràng là trong đoạn Kinh thánh này Đức Chúa Trời sẽ không ban cho. Không có người cha nào lại tặng rắn độc cho một đứa trẻ 3 tuổi cả. Họ sẽ không làm điều đó cho dù đứa trẻ khóc lóc, năn nỉ trong cửa hàng thú cưng: “Bố ơi, cho con cầm nó được không? Con chỉ cầm con rắn chuông thôi! Nó phát ra âm thanh dễ thương mà. Con rất thích cái răng của nó”. Các bậc cha mẹ đều sẽ trả lời rằng: “Con chưa hiểu được đâu. Bố sẽ không mua cho con đâu bởi vì bố yêu con.”

Đức Chúa Trời không ban những món quà tồi tệ và gây đau đớn cho chúng ta. Điều này thử đức tin của bạn? Bởi vì nếu bạn nghĩ rằng những gì bạn sẽ nhận được khác với điều bạn đã cầu xin nhưng lại là điều tốt hơn, thì bạn sẽ không cầu nguyện cho điều đã xin đó? “Tôi cầu nguyện cho sự chữa lành. Tôi cầu nguyện cho công việc. Tôi cầu nguyện cho hôn nhân được hàn gắn. Nếu tôi muốn điều này, tôi sẽ cầu nguyện cho nó”.

Điều này thử thách đức tin của chúng ta, và thần học của tôi qua mọi phần của Kinh Thánh là: Đức Chúa Trời chỉ ban điều tốt cho con cái Ngài. Vấn đề là thời điểm và cho dù điều tốt mà Ngài ban cho chúng ta có vẻ là điều đau đớn tạm thời, nhưng tôi biết ơn Chúa một cách sâu sắc vì chính điều đó đã đem lại sự ổn định và trật tự trong đời sống chúng ta. Đồng thời qua tất cả những điều đó, chúng ta trải nghiệm được sự tốt lành thiên thượng và ân điển của Đức Chúa Trời, điều mà đã cho phép chúng ta vượt qua những giai đoạn, thời khắc và tình huống tồi tệ nhất. Tôi rất biết ơn Chúa.

Hadassah Phạm dịch

(Nguồn: desiringgod.org)


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *