Phản ứng ra sao khi con bạn nói: “Con đồng tính”?

Oneway.vn – Bạn thân mến, có phải bạn đang đối mặt với những cuộc trò chuyện với con cái mà bạn chưa bao giờ tưởng tượng được?

Chúng ta bắt đầu bằng cách cùng nhau bám vào chân lý.

Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cất bỏ sự sợ hãi; vì sự sợ hãi có hình phạt, và kẻ đã sợ hãi thì không được trọn vẹn trong sự yêu thương” I Giăng 4:18

Nếu bạn đang loay hoay tìm cách nói chuyện với con bạn, đừng để những nỗi sợ trong lòng bạn cản trở kế hoạch của Chúa cho tương lai. Vì Chúa là tình yêu. 

Dưới đây là một số cách phản ứng khi con bạn nói với bạn rằng mình đồng tính.

1. Cha mẹ sẽ bảo vệ con

“Đức Chúa Trời ôi! xin thương xót tôi, xin thương xót tôi, vì linh hồn tôi nương náu nơi Chúa! Phải, tôi nương náu mình dưới bóng cánh của Chúa, cho đến chừng tai họa đã qua” (Thi thiên 57:1).

Thật nguy hiểm khi nhiều người trong Hội Thánh ngày nay chấp nhận một số “mức độ tội lỗi” nhất định, theo đó một vài kiểu “đấu tranh” để được xã hội chấp nhận.

Sự hấp dẫn đồng giới đã được chấp nhận một cách tai hại, hay việc ăn uống vô tội vạ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng lại là một điều phổ biến ở.

Việc chúng ta cho phép chuyện cười cợt người khác như “béo phì, dâm dục hay ngoại tình” cũng giống y như việc chúng ta để con cái mình tự do trải nghiệm sự hấp dẫn đồng giới, mở ra thế giới tàn nhẫn đáng tiếc.

Thậm chí có những lúc chúng ta không được để con cái tiếp xúc với ý kiến ​​của mọi thành viên trong Hội Thánh.

Ranh giới tạo ra sự an toàn. Và bảo vệ con bạn không có nghĩa là phải hiểu hoặc đồng ý với mọi cuộc đấu tranh, ý kiến ​​hoặc lựa chọn của chúng.

Bảo vệ có nghĩa là thừa nhận rằng con bạn có nhân phẩm, và xem con là những con người được được tạo ra cách yêu thương bởi Chúa – Đấng kêu gọi con đến với mục đích của Ngài.

Đừng để người khác “ném đá” hay kết án tội lỗi của con bạn dưới bất kỳ hình thức nào, vì không có đứa con nào của Chúa xứng đáng bị xa lánh hay sỉ nhục, bất kể tội lỗi của họ.

Hãy nói với con: “Hãy nói chuyện với cha mẹ, cha mẹ sẽ bảo vệ con, con yêu”.

2. Cha mẹ luôn lắng nghe con

“Kẻ ngu muội không ưa thích sự thông sáng; Nhưng chỉ muốn lòng nó được bày tỏ ra.” (Châm ngôn 18: 2).

Năm 20 tuổi, một người bạn của tôi đã rời khỏi Hội Thánh vì công khai mình là người đồng tính. 

Một người trong Hội Thánh gặp tôi và nói rằng, anh chàng kia sẽ bị đày xuống địa ngục vĩnh viễn, ông còn nói tôi phải thừa nhận tội lỗi của bạn tôi và thay mặt ông quở trách tội lỗi đó.

Lúc đó tôi thiếu tự tin, sợ mất lòng, yên lặng, và tôi đã vuột mất một cơ hội để cho và nhận, để dạy dỗ và lắng nghe.

Người này chưa bao giờ gặp một người đồng tính luyến ái. Ông không bao giờ nghĩ rằng con đường của bạn tôi có thể cô đơn và khó hiểu như những đấu tranh của chính anh ấy.

Ông ta chưa bao giờ ăn cùng bàn hoặc hiểu biết sâu sắc về linh hồn đằng sau cái mác “đồng tính”.

Thực tế, ông ta luôn được bao quanh với những người giống hệt mình, và quên đi vẻ đẹp của một tinh thần dạy dỗ, của sự khiêm nhường bởi lòng nhân từ yêu thương mãnh liệt.

Khi được hỏi nỗi sợ lớn nhất của thời thơ ấu là gì, đại đa số thanh niên sẽ trả lời: sự thất vọng về cha mẹ.

Khi con bạn dám thú nhận những điều nhạy cảm như vậy với bạn, điều đó đòi hỏi bạn phải tin tưởng vào điều mà bạn không thể hiểu được, trừ khi bạn đã từng trải qua điều đó.

Bạn không cần phải lên kế hoạch trả lời. Và chắc chắn không cần phải chuẩn bị như thể cuộc trò chuyện này là tranh luận thần học. Không có người chiến thắng và kẻ thua cuộc, chỉ có không gian thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái.

Cha mẹ có thấy con người thật của con không… sau tất cả mọi chuyện? Và liệu cha mẹ vẫn có thể yêu đứa con đang đứng trước cha mẹ đây?

3. Cha mẹ “than khóc” vì con

“Chữa lành người có lòng đau thương, và bó vít của họ.” (Thi thiên 147:3)

Con cái thường đã suy nghĩ kỹ trước khi quyết định nói với bạn sự thật. 

Sau mỗi giai đoạn, con bạn chắc chắn đã phải đối mặt với việc chấp nhận rằng chúng khác thường và hầu hết các con đều đã đấu tranh, than khóc.

Trong khi cảm thấy đau buồn, bạn không phải giả vờ là ổn. Bạn có thể thừa nhận điều này khó khăn đến mức nào, nhưng phải luôn có mặt sẵn sàng giúp đứa trẻ đang rất cần bạn lúc này.

Buồn bã, bối rối, tê liệt và tức giận … tất cả những cảm giác đau thương là những phản ứng bình thường khi nghe tin tức này. Hãy để Chúa chạm vào lòng bạn để bắt đầu điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc của mình, sau đó tìm đến một cố vấn để được giúp đỡ.

4. Cha mẹ sẽ tiếp tục tin cậy Chúa

“Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình yên trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài” (Ê-sai 26:3).

Khi đối mặt với vấn đề đồng tính luyến ái, có thể bạn đã ước rằng gia đình bạn chỉ là một gia đình bình thường như bao người khác.

Nhưng có một số điều không thể khắc phục được bởi bàn tay của con người.

Rất ít phụ huynh nào thành công chỉ bằng việc “bảo con mình từ bỏ lối sống đồng tính”. Cha mẹ có ảnh hưởng nhiều đến con cái và truyền cảm hứng cho con bằng đức tin? Chắc chắn rồi!

Hãy để Đức Thánh Linh hướng dẫn và thuyết phục con bạn về sự ăn năn thật.Hành động năng quyền nhất bạn có thể thực hiện ngay phút này là cầu nguyện. Khiến con bạn đắm chìm trong Lời Chúa tại nơi yên tĩnh, và tin rằng Ngài vẫn luôn tốt lành.

Nói với con bạn rằng bạn yêu chúng rất nhiều đến nỗi bạn dâng mọi phần trong cuộc sống của chúng vào trong lời cầu nguyện mỗi ngày. Yêu cầu con chia sẻ với bạn những nan đề con muốn bạn cầu thay.

Ai cũng thay đổi, nhưng lòng thương xót Chúa luôn trường tồn mãi mãi.

Hãy tin rằng Chúa có cách để con bạn luôn an toàn dưới sự chăm sóc Ngài, cùng với vấn đề về tính dục của con bạn.

5. Cha mẹ mãi mãi yêu con

“Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương” (1 Giăng 4:8).

Hãy thể hiện một “tình yêu thương che đậy vô số tội lỗi” và giúp con bạn làm điều tương tự.

Không gì hoàn hảo. Nhưng bạn, và duy nhất bạn mới có thể đưa ra lựa chọn yêu con bạn.

Đồng tính. Hư hỏng. Gian dối. Tà dâm. Tổn thương.

Tất cả chúng ta đều thất bại, và không ai chắc ngày mai mình còn tồn tại. Nếu lượng đức tin bằng hạt cải có thể di chuyển các ngọn núi, thì sức mạnh của tình yêu Chúa có thể giải phóng tất cả con cái Ngài đến mức độ nào?

Bạn có biết rằng khủng hoảng chính là cơ hội?

Bạn là người quyết định thái độ của mình khi phải vượt qua một tình huống khó khăn. Sứ đồ Phao-lô nói: Hãy lợi dụng thì giờ, vì những ngày là xấu. (Ê-phê-sô 5:16).

Vâng, chúng ta phải tận dụng tối đa mọi cơ hội. Bằng cách nào? Hãy nhìn vào mọi cơ hội có thể nắm bắt.

Cơ hội để tin cậy Chúa hơn? Cơ hội để phát triển nhận thức về tình yêu Ngài đối với chúng ta, hoặc cơ hội phục vụ người khác? Ngày hôm nay, hãy xem mọi hoàn cảnh là cơ hội để thể hiện thái độ tích cực.

Không ai xứng đáng với ân điển và lòng thương xót của Đấng đã bị đóng đinh vì chúng ta.

Vì vậy, hãy nói những lời yêu thương với con bạn, vì có thể một ngày bạn sẽ không còn cơ hội nữa.

Món quà bạn được tặng chính là khoảnh khắc này. Trên trái đất này. Và biết rằng chỉ Chúa mới có khả năng kiểm soát mọi thứ.

“Phải, ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi; nên đã lấy sự nhân từ mà kéo ngươi đến” (Giê-rê-mi 31: 3)

 

Bài: Meg Gemelli, dịch: Hồng Nhạn

(nguồn: crosswalk.com)


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *