Chúa của tôi “khó gần”?

Oneway.vn – Phao-lô có ý gì trong 1 Ti-mô-thê 6, rằng Chúa “ở nơi sự sáng không thể đến gần được”? Và điều này ảnh hưởng đến sự thờ phượng của chúng ta như thế nào?

Có hai quan điểm chính về sự thờ phượng. Một là chúng ta phải cực kỳ im lặng khi đứng trước Chúa, vì điều này mang đến vẻ tôn kính trước sự thánh khiết Ngài. Ở một thái cực khác quan điểm rằng chúng ta phải là năng động và sôi nổi nhất có thể trước mặt Chúa, vì điều này cho thấy tấm lòng tôn vinh sự thương xót và ân điển Ngài dành cho chúng ta.

Cả hai quan điểm trên đều không đủ khi nói về bản tánh của Chúa. Một khi chúng ta biết nhiều hơn về Đức Chúa Trời mình đang tôn thờ, như Phao-lô đã viết trong 1 Ti-mô-thê 1:17 và 6: 15-16, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cách thờ phượng tôn kính và đẹp lòng Chúa.

Ngài là “Vua của mọi vua, Chúa của mọi chúa” (15b – c). 

Phao-lô mô tả Chúa là “Đấng Chủ Tể hạnh phước và duy nhất”. “Hạnh phước” là sự trọn vẹn của vẻ đẹp, uy nghi, sự thật, lòng tốt, sự thánh khiết, quyền năng và tình yêu. Như John Piper đã nói: “Tin tốt là Chúa – Đấng hạnh phước, vì không ai muốn ở cõi đời đời với một vị thần bất hạnh cả”.

Phao-lô cũng mô tả Chúa là Đấng duy nhất nắm chủ quyền. Người ta thường nói các nguyên thủ quốc gia là người nắm mọi chủ quyền. Nắm chủ quyền là được tự do tuyệt đối trong nền cai trị của mình nhưng chỉ có Chúa có thể làm bất cứ điều gì Ngài muốn, bất cứ khi nào và theo bất cứ cách nào. Ngài là “Vua của mọi vua, Chúa của mọi chúa”.

Ngài là “Chúa hằng sống” (16a)

Chúa của chúng ta sở hữu “sự không hề chết” trong chính Ngài. Ngài là Đấng duy nhất hằng sống với quyền năng của chính Ngài.

Chúa “ở nơi sự sáng không thể đến gần được” (16b)

Trở lại với hình ảnh núi Si-na-i và Hòm giao ước. Sự hiện diện của Chúa vô cùng mãnh liệt trên cả ngọn núi, đến nỗi Chúa phán bảo Môi-se phải cảnh báo người dân không được đến gần nơi ngọn núi, nếu không họ sẽ chết. 

Cũng như thế, không ai ngoài thầy tế lễ thượng phẩm có thể bước vào sau bức màn đến nơi chí thánh, nơi Chúa ngự trên các chê-ru-bim, và thầy tế lễ chỉ được vào mỗi năm một lần để dâng của lễ chuộc tội lên nắp thi ân. Từ ngàn xưa, Chúa luôn là Đấng “không thể đến gần được”. Ngài tuyệt đối thánh khiết, và những kẻ tội lỗi không thể nào đến với Ngài.

“Ánh sáng không thể đến gần được” đã là quá khó cho chúng ta, chứ đừng nói đến một Đức Chúa Trời vinh quang đến nỗi không thể đến gần được. Hãy nghĩ về những ánh đèn pha chói mắt trên đường cao tốc; hay ánh mặt trời chói chang khiến chúng ta không tài nào nhìn thẳng vào. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tiếp cận những ánh sáng đó.

Nhưng Đức Chúa Trời “ở nơi sự sáng không thể đến gần được” vì Ngài là Đấng không thể đến gần được. 

Bạn thường cầu nguyện “xin Chúa cho con gần Ngài”, hãy hiểu theo ý nghĩa thuộc linh. Giống như việc bạn không thể dùng con mắt thuộc thể đối diện với ánh sáng mặt trời, nhưng bạn lại không thể sống nếu mặt trời không tồn tại.

Chúa chúng ta tôn thờ là vô hình (16c). 

Theo ý nghĩa của bản thể Chúa, thì “chẳng người nào từng thấy Ngài và cũng không thấy được”. Chúa nói với Môi-se: “Không ai thấy mặt ta mà còn sống” (Xuất 33:20). Tương tự như vậy, Giăng nói: “Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời” (Giăng 1:17). Ngay cả việc nhìn lên Chúa bằng đôi mắt tội lỗi cũng đã là quá sức với cơ thể hữu hạn của chúng ta.

Phao-lô không có ý nói chúng ta không thể thấy Chúa theo nghĩa đen. Ông đang nói về một Đấng có những phẩm cách mà đôi mắt chúng ta không thể nhìn thấy, tâm trí của chúng ta không thể hiểu được! Chúng ta không thể thấy Chúa vì Ngài vẫn chưa bày tỏ chính Ngài cho chúng ta. Nếu Ngài không bày tỏ, chúng ta không thể thấy Ngài. 

Chúa Jesus Christ là Đấng Trung Bảo giúp chúng ta có thể đến gần Đức Chúa Trời. Ngài đến với chúng ta qua sự nhập thể, để đưa Đức Chúa Trời xuống với con người. Chúng ta có thể bước qua bức màn để đến Ngai thương xót Chúa bởi chính huyết Ngài. 


Bài: Eric C. Redmond; dịch: Jasmine

(Nguồn: christianity.com)


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *