Oneway.vn – Liệu rằng tình yêu bạn dành cho Đấng Christ có chân thật không?
Làm thế nào để thể trưởng thành sâu sắc hơn trong tình yêu này?
Làm thế nào để chúng ta tìm lại tình yêu đó nếu đã bị đánh mất?
Chúng ta cần được trang bị tốt hơn để nhìn nhận và khám phá sâu sắc về tình yêu mình dành cho Chúa Jêsus bằng bất cứ giá nào.
Hãy đặt mình vào vị trí Phi-e-rơ và dành thời gian để trả lời câu hỏi, “Tôi yêu Chúa Jêsus nhiều bao nhiêu?”
Nhìn vào tình yêu không bền vững của Phi-e-rơ
Tình yêu của Phi-e-rơ cần được nhen lại. Bởi ông đã từ chối Chúa Jêsus đến tận ba lần vào đêm trước khi Ngài chịu đóng đinh. Trong Giăng 21, chúng ta thấy Phi-e-rơ đã làm điều đó một lần nữa. Ông từ bỏ Chúa Jêsus và về Ga-li-lê để trở lại công việc đánh cá.
Chúa Jêsus gặp Phi-e-rơ trên bờ biển sau khi Ngài phục sinh. Ngài hỏi ba câu hỏi tìm kiếm linh hồn để giúp ông hiểu rằng ông yêu Chúa Jêsus nhiều như thế nào và tại sao điều đó lại quan trọng đến vậy.
“Chúa Jêsus phán cùng Si-môn Phi-e-rơ rằng: ‘Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta hơn những kẻ này chăng?’
Phi-e-rơ thưa rằng: ‘Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa’. Chúa Jêsus phán rằng: ‘Hãy chăn những chiên con ta’.
Ngài lại phán lần thứ hai cùng người rằng: ‘Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta chăng?’ Phi-e-rơ thưa rằng: ‘Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa’. Chúa Jêsus phán rằng: ‘Hãy chăn chiên ta’.
Ngài phán cùng người đến lần thứ ba rằng: ‘Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta chăng?’ Phi-e-rơ buồn rầu vì Ngài phán cùng mình đến ba lần: ‘Ngươi yêu ta chăng?’ Người bèn thưa rằng: ‘Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc; Chúa biết rằng tôi yêu Chúa!’
Chúa Jêsus phán rằng: ‘Hãy chăn chiên ta’”.
Phi-e-rơ không bày tỏ tình yêu của mình đối cùng Chúa Jêsus nhưng biểu hiện của ông nói lên điều đó. Vì vậy, Chúa Jêsus đã thách thức, kêu gọi ông đến 3 lần để trao cho ông sứ mạng quan trọng đó là “chăn bầy hiền”/lãnh đạo Hội thánh.
Chắc chắn, chúng ta có thể làm tốt hơn, khi biết tình yêu Chúa Jêsus và lời kêu gọi của Ngài dành cho cuộc sống chúng ta.
Hai sự thật về tình yêu
1. Tình yêu luôn thể hiện chính nó
Tôi thách bạn yêu mà không làm gì để thể hiện tình yêu đó.
Một đứa trẻ hái một bông hoa và chạy đến bên mẹ. Tại sao? Vì tình yêu luôn thể hiện chính nó.
Tôi nhớ lại câu trả lời từ một thiếu niên ở trại hè, khi được yêu cầu xác định tình yêu. Cô ấy lúng túng trả lời, đó là những gì một cô gái tuổi 15 nhận được về tình yêu.
Cô ấy nói: “Tình yêu là sự hướng nội; không, đó là sự hướng ngoại, không, đó là sự toàn diện!”
10 năm sau, khi cô thức trắng đêm cùng đứa con trai sau một đêm con mình bị sốt cao. Tôi lặp lại cô với câu hỏi cũ, tình yêu là gì? Cô mạnh dạn trả lời, tình yêu là cho đi nhiều hơn cảm nhận.
Nếu bạn nói bạn yêu Chúa Jêsus nhưng không làm gì để thể hiện tình yêu đó, thì có nghĩa rằng bạn không thực sự yêu Ngài.
2. Tình yêu luôn có giá
Tôi đã kiếm được 25 đô la mỗi tuần trong thời sinh viên. Tôi có tiền để mua tài liệu, đổ xăng và sửa chữa xe hơi, mua bảo hiểm, đi đến một vài trận bóng chày và tất cả chỉ vừa đủ!
Sau đó, tôi gặp Julie, và tôi cần phải chi những số tiền vào khoản phim ảnh, nhà hàng, hoa cho Ngày Valentine, quà sinh nhật…
Khi chúng ta thực sự yêu mến Chúa, chúng ta không thể ngăn bản thân bày tỏ hành động của tình yêu. Và khi chúng ta thực sự yêu mến Ngài, tình yêu đó đáng giá bằng tất cả những gì chúng ta có.
Khi Phi-e-rơ tuyên bố rằng, “Dù cho tất cả bỏ Chúa, tôi sẽ không bỏ Chúa. Tôi đã sẵn sàng chết vì Chúa”. (Giăng 13:37)
Ngay sau đó, Phi-e-rơ quay lưng và đi khỏi Chúa Jêsus. Cái giá theo Ngài là quá cao. Vậy Kinh thánh nói gì về loại, hay cấp độ của tình yêu?
Kinh thánh sử dụng bốn từ khác nhau để mô tả ‘Tình yêu’
Chúng ta sử dụng từ “yêu” cho nhiều thứ. Chúng ta có thể nói, “Tôi yêu những chú cún; tôi yêu trường học; tôi yêu bạn gái của tôi; Tôi yêu công việc của mình; và tôi yêu thích đi du lịch”.
Chúng ta dùng từ “yêu” cho mọi tình huống và không phân biệt.
Tuy nhiên, tiếng Hy Lạp có bốn từ khác nhau để nói về ý nghĩa của cái mà chúng ta gọi là “tình yêu”.
Đầu tiên, từ “Storge” có thể được dịch là “thích”. Như “Tôi thích con gà; tôi thích chiếc xe của tôi; tôi thích kem sô cô la, tôi thích con chó của tôi”.
Tiếp theo, từ “Eros” – nghĩa là tình dục hoặc tình yêu có tình dục.
Tình yêu “Philos” – nghĩa là “bạn thân”. Mô tả “tình yêu bạn bè”. Đây cũng là từ thường được sử dụng để mô tả hôn nhân giữa vợ và chồng.
Cuối cùng, tình yêu “Agape” – tình yêu thân mật, dễ tổn thương, hết lòng và sẵn sàng hy sinh. Từ này được dùng để mô tả tình yêu mật thiết của Chúa đối với nhân loại.
Agape là từ mà Chúa Jêsus sử dụng khi Ngài nói về tình yêu.
Agape là hy sinh, là cho đi và không đòi hỏi đáp lại: Vì Chúa “Agape” thế gian đến nỗi ban con một của Ngài (Giăng 3:16, được diễn giải). Tình yêu “Agape” không tiếc nuối. “Agape” là tình yêu không bao giờ bỏ cuộc.
Chúa Jêsus đánh giá tình yêu của Phi-e-rơ
Hãy đọc lại Giăng 21, đổi những từ mà Chúa Jêsus và Phi-e-rơ thực sự sử dụng cho tình yêu.
Lưu ý rằng Chúa Jêsus đã sử dụng “Agape” hai lần, sau đó chuyển sang sử dụng ”Philos”, trong khi Phi-e-rơ luôn sử dụng “Philos”.
“Khi ăn rồi,Chúa Jêsus phán cùng Si-môn Phi-e-rơ rằng: ‘Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu (Agape) ta hơn những kẻ này chăng?’
Phi-e-rơ thưa rằng: ‘Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu (Philos) Chúa’. Chúa Jêsus phán rằng: ‘Hãy chăn những chiên con ta’.
Ngài lại phán lần thứ hai cùng người rằng: ‘Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu (Agape) ta chăng?’ Phi-e-rơ thưa rằng: ‘Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu (Philos) Chúa’. Chúa Jêsus phán rằng: ‘Hãy chăn chiên ta’.
Ngài phán cùng người đến lần thứ ba rằng: ‘Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu (Philos) ta chăng?’ Phi-e-rơ buồn rầu vì Ngài phán cùng mình đến ba lần: ‘Ngươi yêu (Philos) ta chăng?’ Người bèn thưa rằng: ‘Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc; Chúa biết rằng tôi yêu (Philos) Chúa!’ Chúa Jêsus phán rằng: ‘Hãy chăn chiên ta’”.
Khi đến câu hỏi thứ ba, Chúa Jêsus hạ bậc từ Agape xuống Philos, hỏi Phi-e-rơ rằng có yêu Ngài như tình bằng hữu không. Phi-e-rơ nói, “Vâng, con yêu Chúa như một người bạn thân thiết. Con nghĩ…”.
Với những câu trả lời đó, Chúa Jêsus bắt đầu khiến Phi-e-rơ từ một người đánh cá trở thành một người chăn chiên kết quả cho Đấng Christ.
Bởi tình yêu ‘Agape’ mà Phi-e-rơ dành cho Chúa Jêsus đã đưa ông đến Rô-ma, nơi ông rao giảng Phúc âm với lòng tin kính yêu mến trọn vẹn. Và cuối cùng, khi bị tử vì đạo, Phi-e-rơ đã xin bị đóng đinh ngược để tôn vinh Chúa của mình.
Nếu Si-môn Phi-e-rơ từ một người từng nói yêu Chúa bằng ‘đầu môi, chót lưỡi’ đã biến đổi để trở thành một người có trái tim tràn đầy tình yêu ‘Agape’ dành cho Chúa Jêsus Christ, thì bạn cũng có thể!
Bài: Dr. Roger Barrier; Dịch: Josie
(Nguồn: Crosswalk.com)
Leave a Reply