Oneway.vn – Bạn đang đợi ở văn phòng bác sĩ và nó lâu hơn bạn nghĩ (bạn tự nhủ rằng lần sau nên mang một cuốn sách đến nơi này).
Mắt bạn lướt đến một bức tranh đóng khung trên tường, với một con đại bàng bay vút qua sông và núi. Những dòng chữ nhỏ bên dưới, nó có ghi: “Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va chắc chắn được sức mới; Cất cánh bay cao như chim ưng”. ( Ê-sai 40:31)
Đầu tiên bạn sẽ ngạc nhiên và nghĩ rằng có thể bác sĩ, hoặc người trang trí bức ảnh này là Cơ Đốc nhân? Thứ 2, bạn nhận ra thật là tệ khi sự khích lệ trong Kinh thánh về kiên nhẫn được lại đặt tại văn phòng của bác sĩ. Sau đó, suy nghĩ của bạn trôi dạt đến các loại chờ đợi khác.
Nhiều lúc bạn đến bác sĩ và chờ đợi để được chữa bệnh và thường thì việc chờ đợi này sẽ lâu hơn bạn tưởng. Nhiều điều trong cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, cho dù đó là những đáp ứng cho mong muốn sâu kín nhất.
Đây là lúc bạn cần được nhắc lại về sự trông đợi nơi Đức Giê-hô-va.
“Trông đợi Đức Giê-hô-va” nghĩa là gì?
Ê-sai muốn nói gì khi nói về sự “trông đợi Đức Giê-hô-va”? Sẽ thế nào khi có được cánh chim ưng trong thời điểm này?
Nói một cách đơn giản, tất cả nhiệt huyết nằm ở nơi sinh ra sức mạnh. Một con đại bàng bay lên cao, nhưng nó không có động cơ phản lực phía sau. Cơ thể của nó được thiết kế để tối đa hóa sức mạnh của không khí, và có thể bay lên trên những luồng gió vô hình bằng sự nhanh nhẹn cách dễ dàng.
Ê-sai khuyến khích chúng ta thấy mình là những tạo vật lệ thuộc, được tạo nên để dựa vào điều gì đó không thấy được, một cái gì đó lớn hơn chính chúng ta. Đó không phải là điểm yếu của đại bàng khi nó phụ thuộc nhiều vào sức mạnh của không khí. Thay vào đó, sự lệ thuộc này là sức mạnh lớn nhất của nó.
Nhìn lại chính bạn, đang ngồi chờ trong phòng khám . Những người chờ đợi bác sĩ (có thể) cuối cùng sẽ được gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ quan sát, đôi khi kê đơn, tư vấn và đôi lúc tham khảo các chuyên gia. Sự khác biệt giữa việc dựa vào bác sĩ của bạn và dựa vào Chúa là gì? Bạn có nên rời khỏi văn phòng của bác sĩ và đi tìm văn phòng của Chúa để chờ đợi?
Trong tiếng Hê-bơ-rơ Ê-sai sử dụng từ “Qavah” cho từ ‘đợi”. Nó có nghĩa là “chờ, tìm kiếm, hy vọng mong đợi”.
Bạn mong đợi điều gì sẽ xảy ra?
Để biết liệu bạn có đang chờ đợi Chúa không, hãy xem xét câu hỏi này:
Bạn mong muốn điều gì sẽ xảy ra trong tình huống này?
Người trong phòng chờ của bác sĩ hy vọng bác sĩ sẽ làm điều gì đó trong quá trình chữa bệnh của họ. Người chờ đợi Chúa hy vọng Ngài sẽ sử dụng bất kỳ và tất cả các nguồn lực của Ngài để mang lại sự chữa lành đúng lúc và đúng cách. Có lẽ bác sĩ này sẽ là một phần quan trọng trong kế hoạch chữa lành của Chúa hoặc có thể không. Dù bằng cách nào, Chúa là Đấng mang đến sự chữa lành.
Một người khác không đủ tiền trong tài khoản ngân hàng để trả tiền thuê nhà sẽ đáo hạn hai ngày sau. Anh ta đang thất nghiệp. Anh ấy đã nhờ một người bạn cho vay và mong người bạn này có thể sẽ giúp đỡ. Nhưng cuối cùng anh ta hy vọng rằng Chúa sẽ cung cấp một công việc cho anh và sẽ chăm sóc gia đình anh, bởi vì anh ta biết rằng Chúa có quyền trong cuộc sống của mình.
Thách thức tạo nên sức mạnh
Chờ đợi Chúa, hãy lấp đầy tâm trí của bạn với sự thật về thần tánh của Ngài, đặc biệt liên quan đến những khó khăn của bạn. Trong Cô-lô-se, Phao-lô nói, “Hãy chú tâm vào những điều ở trên trời, đừng chú tâm đến những điều ở dưới đất”. (Cô-lô-se 3:2)
Tại sao đại bàng thường bay quanh núi?
Khoa học chứng minh đó là nơi nó có được dòng không khí tốt nhất. Hình dạng hướng lên của mặt đất tạo ra những luồng không khí mạnh mẽ, khi con đại bàng bắt được một trong số đó, nó có thể nhờ lực đẩy không khí mà bay qua ngọn núi.
Hãy nghĩ về điều đó: trở ngại lớn mà đại bàng muốn vượt qua lại giúp tạo ra sức mạnh để nó vượt lên. Những khó khăn của chúng ta có thể tạo ra “luồng gió” cho những suy nghĩ và nâng tâm trí chúng ta đặt lên những thứ cao hơn.
Có thể cần một vài bài thực hành giúp “nâng tâm trí” của bạn. Bạn có thể dùng sự lo lắng của mình để tạo ra lời nhắc giúp tập trung vào những điều cao hơn.
– Chọn một câu Kinh thánh cụ thể liên quan đến tình huống của bạn. (Xem một số ý tưởng dưới đây)
– Viết nó trên giấy nhớ hoặc làm thành hình nền trên điện thoại của bạn.
– Bất cứ khi nào bạn thấy lo lắng, hãy rút thẻ hoặc điện thoại của bạn ra và đọc câu Kinh thánh đó.
Nếu bạn đang chờ đợi về sự chữa lành, hãy đọc Kinh thánh và những câu chuyện về Chúa là Đấng chữa lành:
– Chúa Jêsus sẵn sàng và vui lòng chữa lành. (Mác 6:56)
– Chúa Jêsus đã gánh lấy mọi đau ốm của tất cả các thế hệ trên thập giá. (Ê-sai 53:4-6)
Nếu bạn đang chờ đợi sự chu cấp, hãy đắm mình vào sự thật rằng Chúa chăm sóc con cái của Ngài:
– “Đức Chúa Trời ban ơn hầu cho anh em đầy dẫy đủ mọi điều cần dùng”. (2 Cô-rinh-tô 9:8)
– Chúa Jêsus dạy chúng ta nhìn vào cách Ngài chăm sóc chim và hoa để tìm bằng chứng về cách Ngài sẽ chăm sóc chúng ta. (Ma-thi-ơ 6:25-34)
Nếu bạn đang chờ đợi sự chỉ dẫn cho cuộc sống hay tình huống nào đó, hãy nhớ rằng Chúa đã hứa sẽ hướng dẫn chúng ta.
– “Ta sẽ dạy dỗ con, chỉ cho con nẻo đường phải đi …” (Thi thiên 32:8)
– “Nầy là đường đây, hãy noi theo!…” (Ê-sai 30:21)
Dù tình huống của bạn là gì, hãy để những lo lắng đó hướng bạn đến Cha trên trời, Đấng chăm sóc, quan tâm bạn cách vô điều kiện.
Dùng sự kinh nghiệm Chúa của bạn làm bằng chứng cho sự chờ đợi
Câu chuyện của riêng bạn có thể cung cấp bằng chứng cho hy vọng của bạn. Chúa đã giúp bạn như thế nào trong quá khứ? Những trở ngại nào bạn đã nhờ Ngài vượt qua?
Hãy thử điều này: khi bạn kể cho ai đó về vấn đề của mình, hãy sử dụng đó như một cơ hội để làm chứng về sự giúp đỡ của Chúa trong cuộc sống của bạn.
Ví dụ: “Chồng tôi vẫn không có việc làm, mặc dù anh ấy làm việc chăm chỉ ứng tuyển mỗi ngày. Đây thực sự là một bài kiểm tra đức tin, nhưng chúng tôi đặt hy vọng vào Chúa. Ngài luôn chăm sóc chúng tôi trong quá khứ. Khi chúng tôi tốt nghiệp đại học, chúng tôi phải đợi cho đến gần như giây cuối cùng trước khi chúng tôi biết nơi sẽ làm việc tiếp theo. Nhưng vào đúng thời điểm, giám đốc tương lai của chúng tôi đã gọi và mời chúng tôi tham gia nhóm của cô ấy”.
Nhận định cơ bản
Hãy thực tế. Đôi khi suy nghĩ về quá khứ mang đến nhiều câu hỏi hơnt rả lời. Có thể bạn đã mất một người mà bạn yêu thương, mặc dù bạn đã cầu nguyện để được chữa lành.
Hoặc bạn đã mắc nợ và sợ trở lại tình huống đó. Tất cả chúng ta đều có những câu chuyện vẫn chưa được giải quyết.
Điều cần nhớ là: lịch sử vẫn chưa kết thúc.
Theo một nghĩa nào đó, tất cả các tạo vật, tất cả lịch sử và toàn thể nhân loại đang chờ đợi Chúa. Chúng ta đang chờ đợi ngày mà mọi thứ sẽ được thực hiện, khi những điều cũ qua đi, và mọi điều mới sẽ đến (Xem Khải Huyền 21:1-7).
Nếu kinh nghiệm trong quá khứ của bạn đưa ra các câu hỏi và sự thất vọng, và dường như tạo khoảng trống trong hy vọng về sự giúp đỡ của Chúa, hãy đặt nó trong bối cảnh của thế giới hư nát này và kế hoạch của Chúa để khôi phục nó. Không phải tất cả mọi thứ là như nó phải được, hay sẽ được. Người thân yêu đã mất không nên chết – cái chết là kẻ thù của Chúa. Thế giới này bị hủy hoại bởi sự hủy diệt, rối loạn và ác ý. Nhưng Chúa Jêsus sẽ chiến thắng tất cả kẻ thù của Ngài, và kết cục của kẻ thủ là sự chết. (1 Cô-rinh-tô 15:24-26)
Khi bạn đang chờ đợi Chúa, hãy để những áp lực vô hình thúc đẩy bạn đặt tâm trí vào những điều ở trên.
Khi bạn bất lực, hãy hướng về Đấng toàn năng. Và nhớ những lời Phao-lô trong Rô-ma 8:18, “Những đau khổ hiện tại không đáng so sánh với vinh quang tương lai sẽ được tỏ ra cho chúng ta”.
Tác giả:Allie Boman; Dịch: Josie
(Nguồn: Crosswalk.com)
Leave a Reply