Oneway.vn – Phi-líp 4:8 Dạy chúng ta cách sử dụng mạng xã hội
Kinh Thánh là câu chuyện có thật đằng sau những gì chúng ta tin, là cách chính để học biết về tính cách của Đức Chúa Trời và là kim chỉ nam cho cuộc sống chúng ta.
Nhưng Kinh Thánh không nói trực tiếp về việc sử dụng mạng xã hội, điều mà nhiều người trong chúng ta ước mong có.
Tuy nhiên, Kinh Thánh cho biết chúng ta nên cư xử như thế nào, đối xử với người khác ra sao, và làm thế nào để phản chiếu hình ảnh Đấng Christ trong thế gian.
Mặc dù Instagram không bao giờ được nhắc đến trong Kinh Thánh, nhưng tất cả lời dạy đều áp dụng cho cách chúng ta sử dụng mạng xã hội.
Chúa Jêsus Christ dạy rằng chúng ta là muối và ánh sáng của thế gian (Ma-thi-ơ 5:13–16). Nhưng, nếu muối mất mặn đi thì trở nên vô giá trị, và ngọn đèn là để dùng, không phải để che giấu đi. Tương tự như vậy, thông tin cá nhân và cách chúng ta tương tác trên mạng xã hội cũng phải chiếu ánh sáng của Đấng Christ vào cuộc sống của những người xung quanh cũng như phải sống động và mặn mà.
Phao-lô dạy trong Phi-líp 4:8 rằng chúng ta phải suy nghĩ về những điều chân thật, đáng trọng, công chính, thanh sạch, đáng yêu chuộng, đáng biểu dương, đức hạnh và đáng được khen ngợi. Câu Kinh Thánh này nên là kim chỉ nam của chúng ta không chỉ về cách sử dụng mạng xã hội mà còn về những thứ chúng ta đăng và tương tác với bài đăng của người khác.
1. Yêu thương người lân cận như mình
Lời dạy yêu người khác như mình không được chép trong Phi-líp 4:8. Nhưng trong Kinh Thánh có nhiều mạng lệnh phải yêu người lân cận (Mat 5:43-48; Rô 13:8-10; Giăng 13:34).
Rô-ma 13:8 dạy rằng ai yêu người lân cận mình là đã làm trọn luật pháp.
Mạng lệnh này là xương sống của nhiều điểm được nói đến trong Phi-líp 4:8, tôi nghĩ đây là mạng lệnh đầu tiên nên được quan tâm trong khi dùng mạng xã hội.
Nếu chúng ta thực sự yêu người khác, chúng ta sẽ muốn chia sẻ sự thật với họ. Chúng ta sẽ chỉ muốn đăng và chia sẻ lại những thứ đáng yêu và tốt đẹp vì nó truyền sức sống cho chúng ta.
Chúng ta sẽ muốn cổ vũ cho công lý, khích lệ người khác khi họ làm được điều gì đó đáng khen ngợi.
Tình yêu thương cũng sẽ giúp chúng ta có những tương tác tốt với người mà chúng ta bất đồng. Tình yêu thương không có nghĩa là chúng ta không có bất đồng, nhưng nó sẽ giúp chúng ta hành xử yêu thương hơn vì biết người ở phía bên kia màn hình không chỉ là một cái tên — nhưng là một con người được tạo ra theo hình ảnh của Chúa.
người đang cố gắng tạo ra nội dung được chia sẻ nhiều. Sự thật không phải lúc nào cũng quan trọng đối với họ; điều họ quan tâm là nội dung thu hút và lượt chia sẻ nhiều. Thật dễ dàng rơi vào cái bẫy của việc xem và chia sẻ những thứ không có thật.
Cơ Đốc nhân, chúng ta cần phải khôn ngoan.
Chúng ta cần suy nghĩ cẩn thận về các bài đăng trên tường mình. Trước khi chia sẻ một lời bình phẩm nội dung gì đó mà bạn không đồng tình, hãy kiểm tra nó. Trước khi chia sẻ điều gì đó bạn thích vì nó khẳng định lập trường của bạn, hãy chắc chắn đó là sự thật. Việc lan truyền thông tin sai lệch sẽ không giúp ích gì cho bạn, mà chỉ khiến những người không đồng tình xa lánh bạn.
Thúc đẩy sự thật và công lý. Chúng ta đang sống trong một thế giới đảo lộn, nơi tội lỗi được coi trọng còn lòng tốt thì bị coi thường. Mặc dù chúng ta không cần phải chia sẻ ý kiến của mình về mọi vấn đề, nhưng chúng ta không nên chọn im lặng vì sợ hãi. Chúng tôi được hướng dẫn để nói sự thật trong tình yêu thương (Ê-phê-sô 4:15); chúng ta đại diện cho công lý của Đức Chúa Trời lên án tội lỗi. Lên án tội lỗi trong tình yêu thương tốt hơn là im lặng chỉ vì bạn sợ làm mất lòng người khác.
2. Yêu thích điều đáng yêu chuộng, tốt đẹp và thanh sạch
Sống trong một thế giới đổ vỡ, sự thật không được yêu chuộng hoặc đáng nói đến. Chúng ta không nên né tránh việc thừa nhận tội lỗi, nhưng chúng ta nên thận trọng chia sẻ lên bài viết. Tất cả chúng ta đều có những mức độ tội lỗi khác nhau mà chúng ta có thể kiểm soát trước khi đăng tải, và nên nhạy cảm với giới hạn của người khác (1 Cô 8).
Có thể bạn đam mê tìm hiểu các chủ đề khó như chứng rối loạn ăn uống, buôn bán người hoặc tự tử. Những chủ đề đó mặc dù quan trọng, nhưng lại gây khó chịu cho một số người và chúng ta có thể tôn trọng điều đó bằng cách đưa ra các cảnh báo và đăng bài một cách cẩn thận. Nếu một tài khoản liên tục khiến ai đó khó chịu, người đó sẽ hủy theo dõi tài khoản đó, nhưng chúng ta có thể thực hiện các bước để bảo vệ những người xem bài đăng của mình.
3. Yêu thích điều gì đáng biểu dương và đáng khen ngợi
uối cùng, mỗi chúng ta nên trở thành ánh sáng. Điều này bao gồm biểu dương người khác khi họ đã làm điều gì đó thực sự tốt.
Bạn của bạn có lập trường chống lại cái ác bất chấp những phản hồi tiêu cực không? Hãy hỗ trợ anh ấy.
Bạn của bạn có chia sẻ điều gì khó khăn trong cuộc sống của họ để đem vinh hiển cho Đức Chúa Trời không? Hãy khích lệ cô ấy.
Bạn của bạn có đang dành một tài khoản riêng cho việc chia sẻ đức tin của mình không? Hãy hỗ trợ anh ấy thông qua lượt thích, bình luận và chia sẻ.
Nếu chúng ta muốn thấy nhiều điều tốt trên mạng xã hội, chúng ta cần phải thúc đẩy điều đó.
Đôi khi có cảm giác như Kinh Thánh không đề cập đến tất cả các vấn đề hiện đại mà chúng ta phải đối mặt. Nếu tìm kiếm từ nhanh trong ứng dụng Kinh Thánh về “mạng xã hội” hoặc “Instagram” thì không kết quả nào cả. Nhưng Kinh Thánh vượt thời gian và áp dụng cho mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta – bao gồm cả mạng xã hội. Hãy để Lời Kinh thánh giúp chúng ta hiểu được cách sử dụng tài khoản Instagram.
Bài: Rae Tosh; dịch: Quỳnh Hương
(Nguồn: thegospelcoalition.org )
Leave a Reply