Cơ Đốc nhân thật… kỳ lạ!

Oneway.vn – Xuyên suốt Kinh thánh Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải sống khác biệt. Ngài kêu gọi chúng ta đừng suy nghĩ, hành động, thậm chí ăn mặc hay nói năng giống người đời.

Tôi nhớ khi tôi còn chơi bóng chuyền ở trường trung học. Lúc đến lượt tôi giao bóng, tôi đã hét qua lưới:

“Được rồi, chuyền bóng cho tôi”.
Cậu thiếu niên đối diện với tôi đang thực hiện động tác lộn ngược và ném bóng qua đầu. Rõ ràng là cậu bạn đó đang chơi đùa khi giao bóng cho tôi. 

“Ừm, được rồi. Cậu có thể chuyền cho tôi quả bóng được không?”. Tôi khá nghiêm túc và tỏ ra khó chịu. 

Và rồi nhiều cú lộn nhào hơn. “Anh bạn, thật tốt khi cậu nhà học ở nhà đấy!,” tôi cười, “Cậu mày mà muốn chơi trên sân bóng thế này thì chấp nhận bầm cả người nhá!”.

Lúc này, với tôi người này thật kỳ cục. Ý tôi là rất kỳ cục, và tôi đã nói đùa với bạn bè rằng cậu ta chẳng có kỹ năng xã hội gì cả. 

Nhưng thực tế là sau khi nói chuyện với cậu ấy, tôi nhận ra cậu rất thông minh, thông minh hơn tôi rất nhiều, và cũng hết lòng vâng theo sự hướng dẫn của Chúa trong cuộc sống. Tôi nhận ra tôi đã sai khi đánh giá cậu ấy quá nhanh và sự “khác lạ” được chấp nhận bởi vì Chúa kêu gọi chúng ta trở nên khác biệt.

Xuyên suốt Kinh Thánh, Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải sống khác biệt. Ngài kêu gọi chúng ta đừng suy nghĩ, hành động hay thậm chí ăn mặc, nói năng giống người đời. Đức Chúa Trời gọi chúng ta là “dòng dõi được tuyển chọn … một dân tộc thánh … một dân thuộc riêng về Đức Chúa Trời…” Bản King James sử dụng cụm từ “một dân đặc biệt” (1 Phi-e-rơ 2:9). Chúa nói rất rõ ràng chúng ta phải khác biệt vì chúng ta được kêu gọi để trở nên như vậy.

Cơ Đốc nhân khác biệt là điều đúng đắn. 

Tôi nhận ra phiên bản “khác biệt” của mình dựa trên một định kiến. 

Có bao nhiêu người trong chúng ta cũng như vậy, chúng ta đưa ra đánh giá dựa trên bề ngoài, những hành động, cách nói năng hoặc cách cư xử? 

Mong muốn được hòa nhập là điều bình thường. Nhưng chúng ta cũng không nên xa lạ với sự khác biệt – điều khiến chúng ta nên đặc biệt. Đôi khi còn giúp bạn bè và đồng nghiệp tôn trọng chúng ta hơn. 

Trong buổi học đầu tiên ở đại học, khi tôi được yêu cầu giới thiệu bản thân, tôi đã nói: “Tên tôi là Steve, tôi yêu Chúa Jêsus và ban nhạc The Beatles.” (Bởi vì nghiêm túc mà nói, đó là một sự kết hợp). 

Tôi đã kể lại cho một người bạn nghe và anh ấy không thể tin rằng tôi đã nói rằng tôi yêu Chúa Jêsus trước mặt cả lớp, nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy xấu hổ về điều đó (Rô-ma 1:16). 

Sau đó, một người bạn cùng lớp nói rằng cô ấy đánh giá cao lời giới thiệu của tôi. Điều đó cũng không có gì lạ đối với cô ấy; chỉ là cô chưa có đủ can đảm để nói như vậy.

Mọi người thường có xu hướng muốn hòa nhập và họ sẽ làm hầu hết mọi thứ để tránh bị cô lập. 

Diễn viên hài Jerry Seinfeld từng nói đùa rằng nhiều người thà ở trong quan tài hơn là đứng lên đọc điếu văn.

Nhưng cậu bạn đang chơi bóng không nghĩ rằng những gì cậu ta đang làm lại là kỳ lạ như vậy. Cậu ấy được dạy phải thể hiện bản thân, phải tràn đầy năng lượng và không đi theo cách mọi người nghĩ về mình.

Tương tự như vậy, tôi không nghĩ việc công khai tuyên bố đức tin của mình là điều lạ. Thế giới này có thể không thích điều đó, nhưng nó dường như hoàn toàn bình thường đối với tôi. Chúng ta có thường cảm thấy “kỳ cục” khi trình bày đức tin của mình cho người lạ hoặc cảm thấy lạc lõng khi được hỏi làm thế nào chúng ta tin Chúa? 

Chúng ta thấy phim ảnh, truyền hình hoặc âm nhạc chế giễu đức tin của mình và cảm thấy ngại phải nói ra điều mình thực sự tin?

Đức Chúa Trời không quan tâm đến những điều “bình thường”.

Đức Chúa Trời không quan tâm đến việc chúng ta được chấp nhận như thế nào, chúng ta được yêu thích ra sao hay liệu mọi người có nghĩ chúng ta bình thường hay không. Thay vào đó, chúng ta được kêu gọi để suy nghĩ, nói năng và hành động khác biệt. 

Đức Chúa Trời phán: “Các con phải thánh, vì Ta là thánh” (1 Phi-e-rơ 1:16).

Giống như Đức Chúa Trời bảo chúng ta đừng làm theo đời này (Rô-ma 12:2), chúng ta đừng bao giờ cảm thấy bị buộc phải tuân theo thế gian này khi sống và bày tỏ đức tin của mình. Bạn thậm chí có thể là tấm gương để người khác noi theo.

Vào lần tới khi bạn cảm thấy lạc lõng hoặc tự hỏi bản thân tại sao khó có thể trở thành một Cơ Đốc nhân “khác biệt” khi bị người khác đem ra làm trò cười, thì hãy nhớ rằng bạn đang làm gương cho người khác noi theo.

Bạn có cảm thấy kỳ cục, khác thường hoặc lạc lõng khi chia sẻ đức tin của mình không? Hay bạn ước mình cũng giống như bao người khác?

Hãy cho người khác nhìn thấy sự tự tin trong bạn, hãy để họ nhận ra rằng không có gì sai khi sống như một tấm gương cho Chúa Jêsus. Bởi vì một Cơ Đốc nhân chắc chắn là điều khác biệt và cũng là điều tốt. 

 

Bài: Steve Bierfeldt; dịch: Quỳnh Hương
(Nguồn: boundless.org)


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *