Oneway.vn – Và lời mời ai đó đến nhà thờ hoặc một chương trình truyền giảng sẽ không quá khó khăn cho bạn phải không? Hãy mở lời mời gọi, vì điều đó có thể thay đổi một cuộc đời.
(Ảnh: Pixapay)
1. “Tôi không có ân tứ truyền giáo”
Vâng, có thể tôi không có “ân tứ yêu thương”, nhưng tôi vẫn nên bày tỏ tình yêu thương như Châm ngôn 14:21: “Ai khinh bỉ người lân cận là phạm tội, Còn ai thương xót người nghèo khó thì có phước”.
Và công việc truyền giáo cũng vậy. Đó không nằm ở ân tứ nhưng là trách nhiệm.
2. “Tôi không quen bất kỳ ai đang hư mất cả”
Tính chất bắc cầu: Nếu A = B và B = C, thì A = C. Nếu chúng ta muốn trở nên giống như Chúa Jêsus, và Chúa Jêsus là bạn của tội nhân (Ma-thi-ơ 11:19), thì chúng ta cũng phải là bạn của tội nhân.
Hãy đến gần những người hư mất, kết bạn với họ và sau đó chia sẻ cho họ về tình yêu của Chúa Jêsus.
3. “Đó là việc của các mục sư”
Ê-phê-sô 4:11-12 cho chúng ta biết: “Chính Ngài đã ban cho một số người làm sứ đồ, một số người làm nhà tiên tri, một số người khác làm nhà truyền giảng Tin Lành, một số người khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trang bị cho công tác phục vụ và xây dựng thân thể Đấng Christ”.
Chúng ta đầu tư cho các mục sư hầu cho chính chúng ta được trang bị để thực hiện công việc truyền giáo.
4. “Đó là việc của các nhà truyền giáo”
Xin xem lại mục #3.
5. “Tôi không biết phải nói gì”
Đây không phải là một cái cớ hợp lý. Ngày nay có rất nhiều công cụ truyền giáo. Để được trợ giúp ngay lập tức, bạn có thể tải xuống những ứng dụng hỗ trợ chia sẻ đức tin, và gọi cho những người bạn chưa tin Chúa của bạn.
Và lời mời ai đó đến nhà thờ hoặc một chương trình truyền giảng sẽ không quá khó khăn cho bạn phải không? Hãy mở lời mời gọi, vì điều đó có thể thay đổi một cuộc đời.
≥≥≥ Bài liên quan: Xuân Yêu Thương – Rộn ràng công tác chuẩn bị tại Sân Vận động Phú Thọ
6. “Tôi muốn chia sẻ Tin Lành qua đời sống mình chứ không phải qua môi miệng.”
Khi đó, bạn giống như chiếc máy bay chỉ có một cánh. Chúng ta được kêu gọi chia sẻ Tin Lành bằng cả môi miệng và đời sống!
7. “Tôi không muốn bị từ chối!”
Về điều này, Chúa Jêsus đã nói: “Ai nghe các con, tức là nghe Ta; ai chối bỏ các con, tức là chối bỏ Ta. Ai chối bỏ Ta, tức là chối bỏ Đấng đã sai Ta” (Lu-ca 10:16).
8. “Tôi không muốn thao thao bất tuyệt một bài thuyết trình truyền giáo rập khuôn!”
Vậy thì đừng! Hãy trò chuyện chân thành về Phúc m thay vì tuôn ra một bài thuyết trình.
Mục tiêu là thu hút mọi người tham gia vào cuộc đối thoại, chứ không phải ép họ lắng nghe đoạn độc thoại của bạn!
Hãy trò chuyện, và sau đó cho họ cơ hội để thật sự nói “có” với Chúa Jêsus, chứ không phải truyền giáo kiểu chào hàng ép buộc!
9. “Truyền giáo không còn hiệu quả trong nền văn hóa hậu Cơ Đốc giáo”
Phúc Âm luôn hiệu quả (Rô-ma 1:16). Nhưng đôi khi Cơ Đốc nhân chúng ta không đủ đầu tư và chăm chỉ để truyền đạt sứ điệp này theo cách mà mọi người muốn lắng nghe.
10. “Tôi có những ưu tiên khác”
Chúa Jêsus đã cho biết ưu tiên số một của chúng ta khi ở trên đất này là gì.
Ngài phán với chúng ta: “Vậy, hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta, hãy nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh làm báp-têm cho họ và dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con. Và nầy, Ta luôn ở với các con cho đến tận thế”.
Từ “đi” trong tiếng Hy Lạp là một phân từ, có thể được hiểu là “khi bạn đang đi…” Nói cách khác, khi chúng ta đang đi làm, đi chơi, đi học, đi cà phê, đi xem phim, hay đi bất cứ nơi nào… hãy liên tục môn đồ hóa muôn dân.
Như ai đó đã từng nói: “Đó không chỉ là lời kêu gọi, đó là Đại Mạng Lệnh”.
Bài: Greg Stier; dịch: Nhạn Võ
(Nguồn: churchleaders.com)
Leave a Reply