Oneway.vn – “Chớ lấy ác trả ác cho ai; phải chăm tìm điều thiện trước mặt mọi người. Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người. Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác.” Rô-ma 12:17-18, 21)(Ảnh:EF )
Lời nói gây tổn thương. Lời nói có thể gây sát thương lâu dài, và một khi đã ra khỏi miệng, chúng ta không thể nào lấy lại được.
Nhiều lần con tôi từ trường về nhà với những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt vì một lời nhận xét khắc nghiệt của ai đó. Trong những khoảnh khắc đó, chúng ta sẽ mất hết tự chủ để cố kiềm chế không cho bản thân nổi giận và làm ầm lên.
Suy ngẫm về những năm tháng đó, tôi ấn tượng khi con mình sẵn lòng tha thứ cho những người làm chúng tổn thương. Trong khi tôi còn thất vọng tự hỏi sao cha mẹ lại để con họ nói những lời xúc phạm với người khác như thế, thì con tôi lại chấp nhận lời xin lỗi, sớm được vui chơi và lại cười tươi.
Tội xúc phạm không chỉ giới hạn ở thời thơ ấu. Khi trưởng thành, sự công kích lời nói từ người khác bắt đầu gặm nhấm chúng ta. Bị cô lập, đồng nghiệp không tôn trọng hoặc bị bạn đời xúc phạm. Trong mỗi trường hợp, chúng tôi muốn ăn miếng trả miếng. Nhưng Phao-lô nói trong Rô-ma 12:17-18
“Chớ lấy ác trả ác cho ai; phải chăm tìm điều thiện trước mặt mọi người. Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người. Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác.”
Điều đó dường như quá bất công. Nhưng chúng ta được gì khi trả đũa? Nếu chúng ta bị đối xử như những gì mình thật sự xứng đáng, thì chắc chắn đó sẽ là rắc rối to đấy. Nhưng Chúa Jesus đã ban cho chúng ta ân điển – ân huệ mà chúng ta không hề xứng đáng được nhận.
Ân điển Chúa ban chính là khuôn mẫu để chúng ta noi theo để đối xử với người khác. Người phạm tội đáng bị phán xét, nhưng đó không phải là việc của chúng ta. Thay vì phản ứng bằng sự tức giận, chúng ta hãy bình tĩnh và tốt lành; điều đó không có nghĩa là bào chữa cho hành vi xấu, mà đang tìm ra cách tốt hơn. Khi ấy chúng ta sẽ tha thứ và yêu thương người đó bất chấp những hành vi sai trái và tội lỗi họ đã tổn thương chúng ta.Khi phản ứng theo cách này, chúng ta đã tha thứ cho họ giống như Chúa tha thứ cho chúng ta. Nếu chúng ta yêu người theo cách Chúa yêu chúng ta, chúng ta sẵn sàng tha thứ cho họ.
Trong một xã hội lúc nào cũng muốn làm điều tốt nhất cho chính bản thân mình, mệnh lệnh Phao-lô đưa ra nghe có vẻ bất khả thi. Khi bị người khác làm tổn thương sâu sắc, Phao-lô nói rằng hãy thể hiện ân điển thay vì trả đũa họ với những gì họ xứng đáng.
Tha thứ không có nghĩa tổn thương sẽ biến mất. Nhưng tha thứ nghĩa là chúng ta đã trút bỏ gánh nặng.
Tại sao Phao-lô bảo chúng ta tha thứ cho kẻ làm điều ác chống lại mình? Đầu tiên, sự tha thứ có thể phá vỡ tinh thần trả thù và mang đến mối hòa giải lẫn nhau. Thứ hai, nó có thể khiến người khác hối lỗi. Cuối cùng, lấy ác trả ác cũng sẽ khiến bạn tổn thương không kém gì kẻ thù của bạn. Ngay cả khi kẻ thù không bao giờ ăn năn thì sự tha thứ vẫn là giải pháp để chính bạn thoát khỏi sự cay đắng nặng nề.
Tha thứ không có nghĩa là tổn thương sẽ biến mất. Chúng ta thường sẽ mang sẹo. Ngay cả Đấng Christ vẫn có bàn tay mang dấu đinh. Nhưng tha thứ nghĩa là chúng ta đã trút bỏ gánh nặng.
Lạy Chúa, con xưng nhận tội lỗi của mình khi nhiều lần muốn lấy ác trả ác. Xin Chúa tha thứ cho con. Xin giúp con nhớ đến tình yêu và ân điển Ngài để con có thể làm điều tốt lành cho người khác, ngay cả những người làm tổn thương con. Nhân danh Đức Chúa Jêsus, Amen.
Lẽ thật cho bạn hôm nay
1 Phi-e-rơ 3: 9, “Đừng lấy ác trả ác, cũng đừng lấy rủa sả trả rủa sả; trái lại, phải chúc phước, ấy vì điều đó mà anh em được gọi để hưởng phước lành.”
Thi thiên 34:14, “Hãy tránh sự ác, và làm điều lành, hãy tìm kiếm sự hòa bình, và đeo đuổi sự ấy.”
Bài: Ron Beers, dịch: Jennie
(nguồn: godupdates.com)
Leave a Reply