5 Điều đừng bao giờ lắng nghe

Oneway.vn: Một tác giả Cơ Đốc ưa thích của tôi là vị mục sư người Anh, Charles Spurgeon, đã luôn nói với các sinh viên trường Kinh Thánh của mình rằng một Mục sư đừng bao giờ để cho quan điểm hay thái độ của người khác chi phối mình khỏi công tác thiêng liêng mà Đức Chúa Trời đã giao cho. Spurgeon đã khích lệ các sinh viên của mình đón nhận cái ông gọi là: “mù một mắt và điếc một tai” để họ không cho phép người khác ngăn trở mình khỏi việc hoàn thành sứ mạng đã được giao cho họ.

5 Điều Đừng Bao Giờ Lắng Nghe

Spurgeon đã viết rằng: “Chúng ta không thể đóng tai của mình như nhắm mắt được, vì lỗ tai không có gì giống như mí mắt, nhưng lỗ tai có thể từ chối lắng nghe để không cho phép bất kỳ điều gì lọt vào bên trong”.

Qua nhiều năm, tôi nhận ra rằng có những cuộc nói chuyện cần phải bị từ chối. Lời nói có sức mạnh để truyền cảm, nhưng lời lẽ sai trật cũng có thể huỷ hoại chúng ta. Đối với thời đại Facebook – là chỗ mà mọi người cảm thấy được đón chào với mọi cuộc nói chuyện – chúng ta phải học cách từ chối lắng nghe để không bị cuốn vào một cuộc cãi vả không liên quan đến mình.

Ngày hôm nay, truyền hình trực tiếp, tin nhắn không giới hạn, các tranh luận về chính trị và truyền thông không ngừng nghỉ đang hình thành một thế hệ có những phản ứng thoái hoá. Nhưng không phải mọi thứ đều đòi hỏi cần phải phản ứng. Dưới đây là 5 điều tôi đang học cách từ chối tiếp thu:

1) Những lời xúc phạm từ người khác.

Vài người đã từng bị xúc phạm đến 25 năm sẽ không bao giờ dừng lại cho đến họ nhìn thấy công lý được thực thi – rồi họ sẽ hỏi bạn đứng về phía nào của vấn đề. Hãy ở xa khỏi sự tranh cãi, hoặc là bạn sẽ bị cuốn vào giống như cát lún. Châm Ngôn 26:17 nói rằng: “Kẻ nào đi qua đường mà nổi giận về cuộc cãi lẫy không can đến mình, Khác nào kẻ nắm con chó nơi vành tai”. Bạn không phải là ban hội thẩm và bạn cũng không tạo ra lệ luật gì cho vấn đề này.

2) Ăn không ngồi rồi.

Tôi thật ngạc nhiên khi thấy có những Cơ Đốc nhân đã kinh nghiệm sự tha thứ và tình yêu của Chúa Giê-xu lại phê phán đột ngột một ai đó bằng những lời lẽ của họ. Khi Kinh Thánh ám chỉ “nói xấu” (1 Ti 3:11), từ Hy-lạp là diabolos, thật ra là tên gọi dành cho Sa-tan vì nó luôn kiện cáo loài người trước mặt Đức Chúa Trời. Nói hành là việc làm của ma quỷ, nhưng con dao mà nó dùng để mổ xẻ người ta thành từng mảnh nhìn rất là tôn giáo! Các Hội Thánh có thể bị xé nát khi có người dựng chuyện về nhau, chia sẻ “nan đề cầu nguyện” xuất phát từ nhiều động cơ sai trật hay nghi ngờ. Nói hành luôn sẵn sàng gieo rắc sự mờ mịt – về việc họ đã thấy Mục sư phụ trách thanh niên tuần vừa rồi, về cuộc ly dị của bà Jones, về tiếng tăm của ông Smith hay lý do vì sao vợ Mục sư không nở nụ cười với họ vào Chúa Nhật vừa rồi. Đừng nếm thử thức uống tươi ngon mà một kẻ vu khống đang đưa đến cho bạn; hãy nói với anh ta hay chị ta rằng nói hành không phải là thức ăn thường ngày của mình.

3) Chỉ trích gián tiếp.

Tôi đã cố gắng mở lòng đối với những lời phê bình và tôi luôn cởi mở hễ khi nào có người cần chỉ ra chỗ sai của tôi. Nhưng nếu tôi nghe thấy tin vặt từ Hội thánh rằng một ai đó không thích bài giảng của tôi, hay có người nghĩ tôi là loại người lỗ mãng, thì tôi không nghĩ gì hơn. Vì những thông tin nói lại với tôi chắc chắn là không đúng. Thứ hai, nếu có người muốn chỉ trích tôi thì họ có thể làm điều đó ở trước mặt tôi. Bằng không, tôi chẳng cần phải lo lắng về những điều người khác nói về tôi. Nhiều năm về trước, người điều hành Steve Hill đã cầu xin Chúa cho tôi cái mà ông ta gọi là “da cá sấu” vì ông biết tôi bị chỉ trích bởi những điều tôi viết. Từ lúc đó, tôi đã hết sức để cho quan điểm và những lời phê bình của mọi người trôi qua trong suy nghĩ của tôi, như thể tôi có được lớp da của loài bò sát không hề thấm nước vậy. Đừng để cảm xúc của bạn lo lắng quá nhiều về suy nghĩ của người khác về mình; thay vì vậy hãy quan tâm đến việc làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.

4) Những lời vu khống.

Nếu bạn đang ở trong chức vụ, không sớm thì muộn người khác sẽ nói xiên xẹo về bạn vì họ cảm thấy nhiệm vụ thiêng liêng của họ là huỷ hoại danh tiếng của bạn. Tôi có nhiều người bạn là Mục sư đã phải chịu đựng bị nói xấu về phẩm chất. Tôi không cảm thấy trách nhiệm của mình là phải tìm bằng được người nào đang có nhận định thấp về mình. Với trường hợp của Đa-vít, ông đã giao phó kẻ thù của mình cho Đức Chúa Trời. Ông không hề tìm kiếm thủ đoạn để đối phó với kẻ thù của mình. Cũng đừng để cái tôi dễ tan vỡ để rồi giết cùng diệt tận những ai không thích bạn. Hãy chọn con đường cao quý hơn và để Đức Chúa Trời dùng chính kẻ thù để xây dựng tâm tánh của bạn.

5) Những lời dạy dỗ lạ lại không kết quả. Cuối cùng, tôi phải bịt tai đối với những lời nói đến từ Cơ Đốc nhân tưởng chừng là thật mà lại là giả dối. Người ta thường hỏi tôi rằng: “Bạn nghĩ sao về những lời tiên tri nói về Donald Trump?” hay “Bạn có nghe nói sự mặc khải mới về kế hoạch của Nga muốn xâm chiếm Y-sơ-ra-ên không?” Tôi luôn thay đổi chủ đề.

Tôi không thấy hứng thú trước bất kỳ phong trào thuộc linh của ai đó, tôi không lãng phí hơi thở của mình để đưa ra những suy xét, phỏng đoán, những mặc khải không được tìm thấy hay những khải tượng của ma quỷ mà chẳng có nền tảng Lời Chúa. Nếu vấn đề không phải là đem phúc âm của Chúa Giê-xu đến với người hư mất, thì tôi đang bịt tai mình lại. Nếu chúng ta tập chú vào những vấn đề quan trọng, bỏ đi những sự xao lãng, thì chúng ta có thể vươn đến cả thế giới nầy cho Đấng Christ nhanh chóng hơn.

*J. Lee Grady trước đây là nhà biên soạn báo Charisma. Ông là tác giả của nhiều quyển sách Cơ Đốc. Bạn có thể biết thêm về chức vụ của ông là Dự Án Mạc-đô-chê tại themordecaiproject.org.

Dịch: Thiên Ân.

Nguồn: Charisma News.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *