Kinh Thánh I Cô-rinh-tô 15:35-36 “Nhưng có người sẽ nói: Người chết sống lại cách nào? Họ lấy thân thể nào mà trở lại? Người khờ dại kia ơi! Vật gì anh gieo, nếu trước hết không chết đi, thì không sống lại được.”
SỰ SỐNG LẠI CỦA THÂN THỂ
Đã bao giờ quý vị từng quan sát sự lớn lên của một loài thực vật nào đó chưa? như cây giá hoặc cây lúa chẳng hạn. Trong tiến trình lớn lên đó, quý vị sẽ thấy hạt giống của cây sau khi được gieo xuống đất sẽ biến mất và cây non sẽ xuất hiện. Thế hình ảnh này có liên hệ gì đến sự chết của con người và mối liên hệ đó là gì?
Phao-lô là một giáo sư bậc thầy trình bày chủ đề này rất hay và rất hấp dẫn. Ở đây ông vẽ lên một chân dung xinh đẹp. Ông lấy những gì thế gian xem là chết và tạo nên một bức tranh về sự sống. Ông dùng những vật thể nhỏ và bình thường như vậy – hạt giống và lúa trên cánh đồng – để vẽ nó. Vì vậy khi một người chết, chúng ta nên xem tiến trình của sự chết không khác hơn là một hạt giống được gieo trồng trong đất. Nếu hạt giống có thể thấy và cảm nhận những gì đang xảy ra, nó sẽ sợ rằng nó bị hủy hoại mãi mãi. Nhưng người nông dân, nếu ông ta có thể nói với hạt giống, sẽ vẽ một bức tranh khác hơn nhiều. Ông ta sẽ vẽ hạt giống như thể nó là một cây đang lớn có thân xinh đẹp và trổ bông.
Vì vậy chúng ta phải vẽ bức tranh trong lòng chúng ta khi chúng ta được chôn dưới đất, chúng ta sẽ đi lên trở lại và phát triển thành một sự hiện hữu mới và sự sống đời đời. Chúng ta không phải nghĩ về chính mình là chết và mục nát nhưng đúng hơn là được gieo trồng. Chúng ta phải học biết một cách mới nói về sự chết và mồ mả. Khi chúng ta chết, chúng ta là không chết, mà chúng ta là những hạt giống được gieo cho mùa hè sắp đến. Nghĩa trang không phải là một mô đất cho người chết nhưng là một cánh đồng đầy những hạt giống nhỏ, được gọi là những hạt giống của Đức Chúa Trời. Một ngày nào đó chúng sẽ trổ bông trở lại và trở nên xinh đẹp hơn bất cứ người nào có thể tưởng tượng