Kinh Thánh: “Bởi vì mọi lời hứa của Thiên Chúa đều ở trong Ngài cả, ấy cũng bởi Ngài mà chúng ta nói “A-men,” làm vinh hiển Đức Chúa Trời.” (2 Cô-rinh-tô1:20)
Quý thính giả của chuyên mục TNHN thân mến!
Với mong ước chúng ta sẽ có thì giờ tĩnh nguyện chất lượng hơn, sâu sắc hơn trong năm mới, Oneway Media đã bổ sung thêm phần TRẮC NGHIỆM sau mỗi bài. Không để đánh đố nhau nhưng để khắc sâu hơn những gì chúng ta đã nghe được và có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm qua mỗi bài học. Bên cạnh đó, Oneway Media cũng sẽ có những phần quà nhỏ khích lệ cho những quý thính giả tham gia trung tín có đáp án đúng và nhanh nhất sau mỗi quý do Ban kỹ thuật của Oneway thống kê. Mất thêm vài phút nhưng thật ích lợi đúng không nào?
Nhấn vào đây để đăng ký và tham gia chương trình trắc nghiệm TNHN.
Ước ao TNHN với Oneway Media luôn đem lại niềm hứng khởi, tươi mới trong mối tương giao giữa bạn với Chúa mỗi ngày.
Tại Sao Chúng Ta Nói Amen ?
Từ ” Amen” biểu thị sự khẳng định mạnh mẽ và có ý nghĩa là “muốn thật hết lòng.” Từ “Amen” thể hiện đức tin chúng ta cần có khi chúng ta cầu nguyện. Đấng Christ nói rằng: “Trong khi cầu nguyện, các ngươi lấy đức tin xin việc gì bất kỳ, hết thảy đều được cả.” (Ma-thi-ơ 21:22 ). Ngài cũng phán: “Bởi vậy ta nói với các ngươi: Mọi điều các ngươi xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã được, tất điều đó sẽ ban cho các ngươi.” (Mác 11:24). Người đàn bà Ca-na-an nhận được những gì bà cầu xin bởi vì bà không ngừng cầu xin và bà tin cậy một cách vững chắc. Đáp lại, Chúa phán với bà: “Hỡi đàn bà kia, ngươi có đức tin lớn; việc phải xảy ra theo ý ngươi muốn!” (Ma-thi-ơ 15:28). Gia-cơ cũng nói: “Nhưng phải lấy đức tin mà cầu xin, chớ nghi ngờ; vì kẻ hay nghi ngờ giống như sóng biển, bị gió động và đưa đi đây đi đó” (Gia-cơ 1:6).
Tác giả của Truyền Đạo cũng nói rằng: “Cuối cùng của một việc hơn sự khởi đầu nó” (Truyền đạo 7:8). Vì vào cuối lời cầu nguyện của bạn, bạn nói: “Amen,” với sự tự tin và đức tin chân thành. Khi bạn nói “A men”, lời cầu nguyện được đóng ấn, và lời cầu nguyện đó chắc chắn sẽ được lắng nghe. Nếu không có sự kết thúc này, thì phần đầu cũng như phần giữa của bài cầu nguyện cũng sẽ không ích lợi gì cả.
(Theo loạt tài liệu “Chỉ Bởi Đức Tin” – Mục sư Martin Luther)
Hãy nhấn vào biểu tượng SHARE hoặc comment phía dưới nếu bạn muốn chia sẻ điều ích lợi này cho những người lân cận và nhớ làm bài trắc nghiệm để khắc sâu hơn về bài học bạn nhé. Làm trắc nghiệm bài học ngày hôm nay tại đây: https://oneway.vn/quiz/
Leave a Reply