Kinh Thánh: “Nhưng trong cơn chiêm bao lúc ban đêm, Đức Chúa Trời đến cùng La-ban, người A-ram, mà phán rằng: Dầu lành dầu dữ, thế nào ngươi khá giữ mình đừng nói chi cùng Gia-cốp hết.” (Thế Ký 31:24)
Quý thính giả của chuyên mục TNHN thân mến!
Với mong ước chúng ta sẽ có thì giờ tĩnh nguyện chất lượng hơn, sâu sắc hơn trong năm mới, Oneway Media đã bổ sung thêm phần TRẮC NGHIỆM sau mỗi bài. Không để đánh đố nhau nhưng để khắc sâu hơn những gì chúng ta đã nghe được và có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm qua mỗi bài học. Bên cạnh đó, Oneway Media cũng sẽ có những phần quà nhỏ khích lệ cho những quý thính giả tham gia trung tín có đáp án đúng và nhanh nhất sau mỗi quý do Ban kỹ thuật của Oneway thống kê. Mất thêm vài phút nhưng thật ích lợi đúng không nào?
Nhấn vào đây để đăng ký và tham gia chương trình trắc nghiệm TNHN.
Ước ao TNHN với Oneway Media luôn đem lại niềm hứng khởi, tươi mới trong mối tương giao giữa bạn với Chúa mỗi ngày.
Giả Vờ Xin Lỗi
Trong giấc mơ của La-ban, ông được cảnh báo không được đối đãi với Gia-cốp cách khắc nghiệt. Nhưng ông vẫn tiếp tục đuổi theo Gia-cốp, ông được phán rằng không nên làm hại Gia-cốp. Thế nhưng ông đã tức giận và vẫn đe dọa làm hại Gia-cốp. La-ban không muốn bị gọi là một kẻ thất bại, ông không muốn mọi người nghĩ kế hoạch của ông đã sai và ông sẽ không về mà không thực hiện đượcnhững gì ông đã dự định làm. Ông cảm thấy mình sẽ hổ thẹn nếu ông không thực hiện mọi lời đe dọa giận dữ mà ông đã nói trước mọi người.
La-ban là một ví dụ điển hình của người đạo đức giả tỏ ra ăn năn. Những kẻ vô tín thường giả vờ xin lỗi thật lòng và nói rằng họ sẽ thay đổi cách suy nghĩ và hành động, nhưng thực chất họ biết đó là dối trá. Khi vua Đa-vít thừa nhận mình đã phạm tội (2Sa-mu-ên 12:13), điều đó hoàn toàn khác với lần Sau-lơ nhận mình phạm lỗi (1Sa-mu-ên 15:24). Hai người sử dụng cùng một từ, thậm chí có thể cùng một giọng điệu, và phô bày cùng một cảm giác hối hận, nhưng động cơ thì khác nhau.
Khi người vô tín nói họ xin lỗi vì tội lỗi đã phạm, sự đau khổ của họ thực ra là biểu hiện của thất vọng rằng họ sẽ không còn có thể làm những gì họ muốn. Họ thực sự không muốn thay đổi hành vi của mình. Cũng như khi kẻ trộm tỏ ra buồn rầu, ý của hắn là hắn có lỗi vì không thể ăn cắp nữa. La-ban cũng được khắc họa cách tương tự. Tận trong sâu thẳm, ông ta không thực sự ăn năn. Nét buồn đau của ông chỉ là một biểu hiện bên ngoài. Còn đối với những người ăn năn, họ không sợ bất cứ điều gì hơn là sự giận dữ và không hài lòng của Đức Chúa Trời. Họ không quan tâm đến việc bị bẽ mặt và hổ thẹn trước người khác miễn là họ biết Đức Chúa Trời đứng về phía họ.
(Theo loạt tài liệu “Chỉ Bởi Đức Tin” – Mục sư Martin Luther)
Hãy nhấn vào biểu tượng SHARE hoặc comment phía dưới nếu bạn muốn chia sẻ điều ích lợi này cho những người lân cận và nhớ làm bài trắc nghiệm để khắc sâu hơn về bài học bạn nhé. Làm trắc nghiệm bài học ngày hôm nay tại đây: https://oneway.vn/quiz/
Leave a Reply