TNHN | 16.01.2014 | Lửa Thử Nghiệm

    Kinh Thánh: “Khi lửa thử thách đến để thử nghiệm anh em thì đừng ngạc nhiên như mình gặp một việc khác thường. Nhưng anh em dự phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu thì hãy vui mừng bất nhiêu để khi vinh quang của Ngài được bày tỏ, anh em cũng được vui mừng hoan hỉ.” (1 Phi-e-rơ 4:12–13)

    Quý thính giả của chuyên mục TNHN thân mến!
    Với mong ước chúng ta sẽ có thì giờ tĩnh nguyện chất lượng hơn, sâu sắc hơn trong năm mới, Oneway Media đã bổ sung thêm phần TRẮC NGHIỆM sau mỗi bài. Không để đánh đố nhau nhưng để khắc sâu hơn những gì chúng ta đã nghe được và có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm qua mỗi bài học. Bên cạnh đó, Oneway Media cũng sẽ có những phần quà nhỏ khích lệ cho những quý thính giả tham gia trung tín có đáp án đúng và nhanh nhất sau mỗi quý do  Ban kỹ thuật của Oneway thống kê .Mất thêm vài phút nhưng thật ích lợi đúng không nào?
    Nhấn vào đây để đăng ký và tham gia chương trình trắc nghiệm TNHN
    Ước ao TNHN với Oneway Media luôn đem lại niềm hứng khởi, tươi mới trong mối tương giao giữa bạn với Chúa mỗi ngày.
    ——————————————————————————————————————————————————
    Phi-e-rơ dùng hình ảnh bất thường để nhắc nhở chúng ta điều Kinh Thánh nói về sự chịu khổ. Xuyên suốt Kinh Thánh, sự chịu khổ được mô tả như là một lò lửa nóng hực. Nơi khác Phi-e-rơ nói rằng những hoạn nạn này thử nghiệm đức tin chúng ta như là lửa tinh luyện vàng (1 Phi-e-rơ 1:7). Trong sách Ê-sai, Đức Chúa Trời phán: “Ta đã thử luyện ngươi trong lò hoạn nạn” (Ê-sai 48:10). Trong thi Thiên, Đa-vít nói về Đức Chúa Trời: “Chúa đã dò xét lòng con, viếng con lúc ban đêm…Ngài thử nghiệm con” (Thi Thiên 17:3). Liên quan đến Y-sơ-ra-ên, trước giả Thi Thiên nói: “Chúng con phải đi qua lửa, qua nước” (Thi Thiên 66:12). Vì vậy, Kinh Thánh nói về sự chịu khổ như là bị nuốt chửng trong lửa hay bị lửa thử nghiệm.Phi-e-rơ nói chúng ta không nên bực tức hoặc nghĩ nó là sự lạ khi chúng ta trải qua lửa này.Chúng ta được lửa thử nghiệm như là vàng được lửa tinh luyện.
    Khi chúng ta bắt đầu tin, Đức Chúa Trời không lìa bỏ chúng ta nhưng đặt một thập tự giá thánh trên lưng chúng ta để làm vững mạnh đức tin chúng ta. Phúc âm là lời quyền năng, nhưng nếu không có hoạn nạn nó không thể thực hiện công việc của mình. Không ai có thể khám phá quyền năng của phúc âm nếu họ không kinh nghiệm nó. Phúc âm có thể bày tỏ quyền năng chỉ ở nơi nào có thập tự giá và nơi có sự chịu khổ. Bởi vì phúc âm là lời sống, nó phải thi hành mọi quyền năng của nó trong sự chết. Nếu không có sự chết, thì phúc âm không thể làm gì được. Không ai có thể khám phá rằng phúc âm là mạnh hơn tội lỗi và sự chết. Phi-e-rơ nói rằng hoạn nạn đau khổ đến trên chúng ta để thử nghiệm chúng ta. Lửa hay sức nóng này là thập tự giá và sự chịu khổ đốt cháy chúng ta. Đức Chúa Trời bắt phải chịu lửa này không có lý do nào khác là để thử nghiệm chúng ta, để xem chúng ta có nhờ cậy Lời Ngài hay không. Đó là lý do vì sao Đức Chúa Trời áp đặt thập tự giá cho mọi tín hữu. Ngài muốn chúng ta kinh nghiệm và bày tỏ quyền năng của Đức Chúa Trời.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *