Oneway.vn – Đôi khi, sẽ thuận tiện hơn khi ta chia phim ảnh thành 2 thể loại: phim về niềm tin và phim “thế gian”. Tuy nhiên, cách chia này có một nhược điểm lớn: Nó ngăn ta thấy sự thật – và thậm chí là thông điệp của Phúc Âm – trong phim ảnh đời thường.
J.R.R Tolkien, tác giả bộ truyện The Lord of The Rings/Chúa tể của những chiếc nhẫn, dường như khuyến khích người đọc tìm kiếm chân lý trong mọi hình thức truyền thông. Ông viết: “Những truyền thuyết do chúng ta dựng nên, dù chứa đựng sai sót, chắc chắn sẽ phản ánh mảnh vụn nào đó của ánh sáng chân lý”.
“Những thần thoại của ta có thể lệch lạc nhưng chúng vẫn bập bẹ lái tới bến cảng chân lý…” ông bổ sung.
Điều này không có nghĩa mọi phim Hollywood đều bày tỏ chân lý. Một số phim thực sự kém cỏi – và thẳng thắn là tồi tệ. Nhưng điều đó đồng nghĩa ta phải xem phim một cách có ý thức, luôn tìm kiếm các yếu tố mà Hollywood có thể đã mượn từ Thánh Kinh, dù có chủ ý hay vô tình.
1. Amistad
53 nô lệ dẫn dắt cuộc nổi dậy chống lại tàu Tây Ban Nha “La Amistad”, và cuối cùng kết thúc ở đất Mỹ. Và rồi họ bị bắt giam. Họ nhận án tử hình vì bị kết tội giết người và đạo tặc. Cựu Tổng thống John Quincy Adams, lúc bấy giờ không còn trong nhiệm kỳ, đã nhận vụ kiện. Dựa vào câu chuyện có thật với bối cảnh năm 1839, Amistad mang những ngụ ý Kinh thánh và cho thấy những người bãi bỏ chế độ nô lệ là Cơ Đốc nhân. Bộ phim cũng mang đậm chủ đề Cơ Đốc, bao gồm việc bảo vệ kẻ yếu và đứng lên vì công lý, kể cả khi nó không thuận lòng dân. Phim này không dành cho trẻ con. Nó được đánh giá R cho vài cảnh bạo lực và cảnh khỏa thân liên quan.
2. Bridge of Spies/Cầu nối gián điệp
Một điệp viên Nga bị bắt ở Mỹ giữa Chiến tranh lạnh. Một luật sư người Mỹ được chỉ định đại diện cho anh ta. Đó là bộ phim đầy phong cách “Kinh Thánh”. Mọi mạng sống đều quan trọng – kể cả những tội nhân. Thậm chí, mọi người cần được bảo vệ. Phim kết thúc với cuộc trao đổi tù nhân khá tương đồng với lẽ thật Kinh thánh. Tom Hanks đóng vai người luật sư trong phim Bridge of Spies, được dựa trên câu chuyện có thật từ 1957. Mark Rylance, vào vai điệp viên Nga, nhận giải Oscar cho hạng mục Diễn viên phụ Tốt nhất. Phim đánh giá PG-13 cho vài cảnh bạo lực và một số từ nhạy cảm.
3. Frozen/Nữ hoàng băng giá
Mặc dù được ra mắt năm 2013, Frozen vẫn giữ vị trí một trong những bộ phim nổi tiếng nhất trong giới trẻ con, đặc biệt là các bé gái. May mắn là nó cũng chứa đựng những giá trị Kinh thánh mạnh mẽ. Câu chuyện theo chân Công chúa Elsa, người có năng lực tạo băng tuyết. Nhưng vì không điều khiển được nó nên cô trốn chạy khỏi em gái là Anna để sống trong một lâu đài băng. Tuy vậy, Anna vẫn tiếp tục theo đuổi chị mình. Trong đoạn kết phim, cô đã hy sinh thân mình để cứu Elsa. Nó là một sự tương đồng với Kinh thánh mà bạn có thể trò chuyện cùng với những người hâm mộ trẻ tuổi. Nó được đánh giá PG cho những pha hành động và những phần hài hước có phần thiếu tế nhị.
4. Horton Hears a Who/Horton nghe thấy ai
Horton là chú voi vui tính tin rằng cả thế giới người tí hon đang sống trên một hạt bụi nhỏ nằm trên chiếc cỏ ba lá. Mọi người đều nghĩ anh điên rồ, nhưng điều đó vẫn ổn. Như anh ta nói: “Con người vẫn là con người, dù họ nhỏ bé thế nào.” Cơ Đốc giáo rất đặc biệt thời La Mã cổ đại vì niềm tin của nó về sự thánh hóa của mọi người. Bộ phim Horton Hears a Who khẳng định điều đó, theo cách riêng biệt của nó. Cơ Đốc giáo cũng khác những tôn giáo khác khi tin Chúa hiện hữu, ngay cả khi bạn không thấy Ngài. Horton Hears a Who giúp trẻ con hiểu được bài học này. (Phim Pete’s Dragon năm 2016 cũng có phong cách tương tự). Phim được đánh giá G.
5. The Hunger Games/Đấu trường sinh tử
Khi Hunger Games lần đầu xuất hiện ở rạp năm 2012, tôi là một trong những Cơ Đốc nhân thấy bực bội vì tình tiết câu chuyện. Nhưng một khi tôi xem nó và hiểu được ý mà tác giả Suzanne Collins muốn truyền đạt trong tiểu thuyết về bạo lực trong truyền thông, tôi trở thành một người hâm mộ. Bộ phim trong bối cảnh tương lai đổ vỡ, kể về những đứa trẻ đánh nhau đến chết trong một chương trình thực tế quốc gia. Trong phim, cô gái nhỏ tên Primrose Everdeen được chọn cho giải đấu cho tới khi người chị của cô – Katniss Everdeen, dũng cảm tình nguyện thế chỗ em mình. Bộ phim bao gồm lời nhắn nhủ về tình yêu, hy sinh và chống chọi cái ác. Tất cả đều được đánh hạng PG-13.
6. The Hiding Place/Nơi ẩn náu
Corrie ten Boom và gia đình cô là Cơ Đốc nhân sống ở Hollard dưới quyền thống trị của phát xít và tin rằng luật lệ của Chúa vĩ đại hơn luật lệ loài người. Vì thế, họ chống lại phát xít và giấu càng nhiều người Do Thái càng tốt. The Hiding Place ra đời năm 1975, dựa trên cuốn sách do chính ten Boom viết về trải nghiệm của cô dưới ách phát xít và ở trại tập trung. Đó là một câu chuyện cuộc sống cổ điển về sự khoan dung, vâng lời Chúa hơn là người, đồng thời tìm kiếm niềm vui và ý nghĩa trong giữa nhiều trở ngại. Đánh giá PG.
7. Les Misérables/Những người khốn khổ
Tù nhân người Pháp Jean Valjean được thả sau khi chịu án 19 năm tù vì ăn cắp một ổ bánh mì và cố vượt ngục, nhưng tiền án khiến ông không thoát được quá khứ của mình. Một vị giáo sĩ chỉ lối ông đến lòng thương và giúp ông lấy lại cuộc đời mình. Bộ phim năm 2012 dựa trên cuốn tiểu thuyết thế kỷ 19 của Victor Hugo và mang đầy phong cách Phúc âm: sự tử tế, khoan dung, và lòng vị tha trong giữa những người khốn khổ. Bộ phim được đánh giá PG-13 vì những yếu tố tình dục và bạo lực.
8. The Lord of the Rings trilogy/Chúa tể của những chiếc nhẫn
Frodo Baggins trẻ và những người bạn có một nhiệm vụ: Phá hủy chiếc nhẫn tà ác có tiếng của Middle Earth – nhưng có gì đó kỳ lạ cứ xảy đến. Họ luôn bị nó quyến rũ mặc dù đã được cảnh báo về quyền năng của nó. Kinh thánh có một đoạn trích tương tự về tội lỗi. Từ khi Adam và Eva rơi vào cám dỗ trong Khu vườn Eden, chúng ta đã bị kéo vào tội lỗi dù biết chúng không mang cho chúng ta niềm vui thật. The Lord of the Rings không có nhiều yếu tố Phúc âm như đã thấy trong The Lion, The Witch and The Wardrobe/Sư tử, phù thủy và cái tủ áo, nhưng thông điệp của nó về cám dỗ là thứ mà chúng ta nên học hỏi. Đánh giá PG-13.
9. Walk the Line/Đi đường thẳng
Johnny Cash gần như giết bản thân với cuộc sống nhọc nhằn – thuốc phiện, rượu và gái gú – cho tới khi ông gặp June Carter và rồi, quan trọng nhất, Đấng Christ. Bộ phim đầy nhịp điệu năm 2005, Walk the Line cho ta thấy rất nhiều về sự đổ vỡ của Cash và chỉ một phần nhỏ về sự cứu chuộc tâm linh, mặc dù khó có ai xem phim mà không cổ vũ ông ta tìm được cơ hội thứ hai và được cứu. Cash và người vợ mới của ông sản xuất album Gospel/Phúc Âm và hát trong cuộc thập tự chinh của Billy Graham. Để biết thêm, bạn sẽ phải đào sâu hơn sau khi xem phim. Phim được đánh giá PG-13 vì vài ngôn ngữ, yếu tố và hình ảnh lạm dụng thuốc.
10. Wonder/Điều kỳ diệu
Chúa Giê-xu dành nhiều thời gian của Ngài trên đất để bảo vệ những ai ở bên lề xã hội. Bộ phim Wonder năm 2017 (PG-13) không thuộc về tín ngưỡng, tuy nhiên, nó được dựa theo những gì Chúa Giê-xu dạy: “Ấy vậy, hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ, vì ấy là luật pháp và lời tiên tri”. (Matthew/Ma-thi-ơ 7:12). Bộ phim Wonder đi theo cậu bé Auggie, được sinh ra với những biến dị khuôn mặt và phải định hướng cuộc đời ở trường học. Đó là một bộ phim phải xem dành cho lứa tuổi mới lớn. Bộ phim được đánh hạng PG vì có yếu tố bắt nạt và ngôn ngữ nhạy cảm.
NHVX.
dịch
Nguồn: crosswalk.com
Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].
“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).
Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!