10 Cách Để Gây Dựng Lãnh Đạo Hội Thánh Của Bạn

Oneway.vn: Denise J.Hughes, giảng viên tại một trường đại học Cơ Đốc, đã là thành viên của Hội Thánh trong hơn 40 năm. Trong những năm đó, bà đã từng là con của mục sư, vợ của mục sư, mục sư. Trong những vai trò đó, bà đã vinh dự được chứng kiến những điều kì diệu Chúa làm trong thân thể Đấng Christ, đồng thời chứng kiến những xung đột khiến mọi người bi thương, bối rối và tự hỏi liệu họ có nên trở thành một phần của thân thể Hội Thánh nữa hay không?

Một trong những niềm đam mê sâu sắc nhất của bà là giúp các Hội Thánh địa phương trở thành một cơ thể khỏe mạnh. Dưới đây là mười cách tích cực mà thành viên Hội Thánh có thể gây dựng các lãnh đạo Hội Thánh của mình.

1. Cầu nguyện cho lãnh đạo Hội Thánh – cả lãnh đạo tình nguyện và được trả lương

Cầu nguyện cho sự đam mê Chúa và Lời Chúa của họ gia tăng mỗi ngày.

Cầu nguyện cho sự khôn ngoan trong sự lãnh đạo và các quyết định của họ

Cầu nguyện cho cuộc hôn nhân của họ được củng cố và tươi mới

Cầu nguyện cho những đứa con của họ

Cầu nguyện. Cầu nguyện. Cầu nguyện.

Hãy trở thành người cầu thay cho các lãnh đạo. Chúng ta không cần biết tất cả các nan đề chi tiết của họ mới cầu nguyện. Thánh Linh đã biết cách cầu nguyện như thế nào. Hãy theo sự dẫn dắt của Thánh Linh

john-macarthur-preaching

2. Hãy cho phép các lãnh đạo được “chưa hoàn hảo”

Không ai là hoàn hảo. Các lãnh đạo cũng là con người. Họ có bản tính tự nhiên khiến họ phải tranh đấu.

Không gia đình nào hoàn hảo. Các lãnh đạo cũng có những đứa con cứng đầu. Một người lãnh đạo tốt luôn khiêm tốn và không cố gắng thể hiện một hình ảnh hoàn hảo. Một Hội Thánh tốt sẽ cho phép các lãnh đạo của họ “chưa hoàn hảo”.

3. Hiểu vai trò thực tế của mỗi lãnh đạo và chức năng của Hội Thánh

Đôi khi các tín hữu đặt kì vọng quá cao vào lãnh đạo của họ. Đúng, các lãnh đạo được đặt để ở đó để phục vụ, để dạy dỗ, để trang bị, và để bảo vệ đàn chiên. Nhưng họ không phải ở đó để giải quyết các nan đề của bạn. Họ ở đó, bên cạnh chúng ta khi chúng ta bước qua thung lũng và ăn mừng cùng chúng ta trên đỉnh núi. Nhưng không ai có thể là tất cả mọi điều đối với ai khác – ngoại trừ Chúa Giê-xu.

Hãy tìm hiểu về Hội Thánh: lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, tầm nhìn, khải tượng, sứ mạng… trước khi gia nhập một Hội Thánh.

4. Hãy nhớ về những người lãnh đạo tình nguyện của Hội Thánh

Những Hội Thánh nhỏ thường có nhiều lãnh đạo tình nguyện hơn những Hội Thánh lớn để tiết kiệm chi phí. Hãy nhớ rằng những lãnh đạo tình nguyện còn có công việc bên ngoài song song với vị trí tình nguyện của họ trong Hội Thánh. Điều này có thể bao gồm các trưởng lão. Họ không sẵn sàng 24/7 cho những cuộc gọi và gặp gỡ vì họ phải ở nơi làm việc 40+ giờ mỗi tuần bên cạnh thời gian phục vụ tại Hội Thánh.

Lần tới, khi bạn đi qua một lãnh đạo tình nguyện của Hội Thánh, hãy nói với họ bạn đánh giá cao cách họ phục vụ cũng như hy sinh thời gian và công sức như thế nào.

5. Tôn trọng cam kết về sự bảo mật của lãnh đạo

Có một sự khác biệt lớn giữa bí mật và bảo mật. Bí mật là cố gắng che giấu thông tin. Bảo mật là cách quan tâm một người bằng phép lịch sự và sự tế nhị. Mục sư và trưởng lão đôi khi ở vị trí mà họ biết các vấn đề cá nhân sâu sắc xảy đến trong cuộc sống của các tín hữu hoặc các nhân sự khác.

Chúng ta đang sống trong nền văn hóa bị Facebook điều khiển nơi mọi người dường như biết hết mọi chuyện về người khác, nhưng điều đó không có nghĩa là các thành viên nhà thờ được quyền biết mọi điều trong đời sống riêng tư của người khác và những câu chuyện đằng sau quyết định của lãnh đạo. Có những tình huống đặc biệt cần sự sâu sắc và nhạy cảm. Và các lãnh đạo ở đó để đối đầu bằng sự khôn ngoan vượt qua thời điểm khó khăn.

preacher

6. Cho phép lãnh đạo được thờ phượng vào sáng Chủ Nhật

Nếu bạn có điều gì cần thảo luận với mục sự hoặc trưởng lão, xin đừng gọi họ ra một góc vào buổi sáng chủ nhật. Hãy để họ thờ phượng Chúa với gia đình. Và để họ hoàn thành công việc được giao trong buổi nhóm. Hãy gọi điện hoặc gửi e-mail trong tuần để thiết lập thời gian thuận tiện để gặp nhau.

7. Khi bạn thấy khó chịu với một thành viên Hội Thánh hay lãnh đạo, hãy làm theo Ma-thi-ơ 18

Đừng bàn luận sự khó chịu đó với một nhóm nhỏ như “dàn hợp xướng”. Đó là buôn chuyện

Đừng gặp gỡ một người bạn ở Starbucks để “hỏi ý kiến” của họ về vấn đề này. Đó là buôn chuyện

Đừng đưa ra một “lời đề nghị cầu thay” về vấn đề này với bạn bè. Đó là buôn chuyện.

Khi bạn khó chịu, hãy cầu nguyện trước hết, sau đó gặp trực tiếp người đó và làm theo thứ tự trong Ma-thi-ơ 18.

8. Đừng bao giờ gửi thư chỉ trích bằng e-mail hay tệ hơn là thư dấu tên trong hộp thư của Hội Thánh

Nếu bạn có vấn đề, hãy sắp xếp cuộc hẹn và gặp trực tiếp người đó. Và tất nhiên, điều bắt buộc là cầu nguyện trước hết.

Sự trưởng thành được thể hiện trong những cuộc trò chuyện mặt đối mặt bất cứ khi nào có thể. Cuộc trò chuyện để giải quyết vấn đề khó khăn không nên sử dụng hình thức email hoặc thư từ.

9. Trong thời gian khủng hoảng, hãy hiện diện

Đôi khi những người tiêu cực thu hút sự chú ý vì họ là người ồn ào nhất. Nhưng thay vì trở nên ồn ào, hãy mạnh mẽ, hãy can đảm và chúng ta hãy hiện diện. Lãnh đạo của bạn cần thân thể của Đấng Christ bao xung quanh họ bằng tình yêu và sự khích lệ, đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng. Khi khủng hoảng xảy ra ở Hội Thánh, hãy cầu nguyện và hiện diện.

Picture-5

10. Khích lệ lãnh đạo bằng những lời khẳng định

Bạn sẽ ngạc khiên khi thấy những gánh nặng mà lãnh đạo Hội Thánh của bạn thường mang, và họ mang chúng âm thầm vì mong muốn tôn trọng sự bảo mật – và đôi khi họ tôn trọng sự bảo mật của cả những người vu khống họ.

Hãy là một sự hiện diện tích cực trong cuộc đời của họ và nói những lời khích lệ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *