10 Điều Hội Thánh Có Thể Suy Ngẫm Từ Phương Pháp Kinh Doanh Của Starbuck

Oneway.vn: Starbucks là thương hiệu cà-phê khá nổi tiếng trên thế giới. Khách hàng đến Starbucks ngoài việc thưởng thức một ly cà-phê ngon, họ còn mong đợi một trải nghiệm rất khác mà chỉ có Starbucks mới đem lại cho họ. Trải nghiệm đó là gì? Và Hội Thánh hiện đại của chúng ta ngày hôm nay liệu có thể học được gì từ những cách làm của Starbucks không? 

Starbucks là cửa hàng cà phê số 1 ở Mỹ, và thậm chí là trên thế giới. Điều đó giống như là Starbucks đang bán thứ gì đó gây nghiện vậy. Đúng, Starbuck bán cà-phê, mà cà-phê lại chứa caffeine. Nhưng cho tới giờ, cà-phê Starbucks không chứa caffeine nhiều hơn hai đối thủ cạnh tranh của mình, McDonald’s hay Dunkin’ Donuts. Thậm chí cà-phê Starbucks cũng không hẳn sẽ ngon hơn, thông thường sẽ xếp sau McD và DD khi tiến hành “nếm bịt mắt.”

Điều gì khiến Starbuck nổi tiếng? Những chiến dịch quảng cáo? Hiếm khi Starbucks làm như vậy, chúng ta có thể so sánh với những đối thủ cạnh tranh khác. Bạn sẽ không thấy nàng tiên cá Starbucks xuất hiện trên TV nhà bạn với dòng chữ “I’m lovin’ it” (McD). Hay là bạn cũng sẽ không thấy bất kì tấm Billboard nào với dòng chữ “America runs on Starbucks” (Tạm dịch : Nước Mỹ lướt trên Starbucks).

starbucksandywongap2

Vậy nếu không phải bởi cà-phê ngon hơn, nhiều caffeine hơn, hay là chiến dịch quảng cáo tốt hơn, vậy là điều gì? Tại sao nhiều người ghiền Starbucks? Nếu bạn hỏi một CEO, ông ấy sẽ nói là không phải bởi vì cà-phê ngon, nhưng là vì trải nghiệm Starbucks. Starbucks biết cách tạo ra một trải nghiệm, một cảm giác của cộng đồng và điều đó tạo nên một sự thỏa mãn nhu cầu trong sâu thẳm.

Bây giờ chúng ta hãy đặt ra câu hỏi thực sự: “Tại sao quá nhiều người ghiền trải nghiệm Starbucks? Chúng ta có thể tham khảo 10 lí do dưới đây:

Lý do #1: Sứ mệnh của Starbucks (“Tại sao”) quan trọng hơn là sản phẩm (“Cái gì”).

Sứ mệnh của Starbucks là “truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một người, một ly và một người hàng xóm cùng một lúc” (Nguyên bản : One Person, one cup and one neighborhood at a time). Truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người là một sứ mệnh lớn hơn nhiều so với việc bán cà-phê như những cửa hàng khác. Nó mang tính siêu việt và biến đổi. Sứ mệnh đó mong muốn tạo nên sự khác biệt trong thế giới. Mọi người muốn là một phần của cái gì đó lớn hơn họ.

Suy ngẫm:

Để một Hội Thánh trở nên sống động và ảnh hưởng, thì sứ mệnh và khải tượng của Hội Thánh phải lớn hơn sản phẩm của mình. Sản phẩm của Hội Thánh bạn là gì (Hoạt động của Hội Thánh mỗi chủ nhật)? Và những hoạt động đó khác với khải tượng của Hội Thánh như thế nào (Hội Thánh khao khát điều gì ?) Và sứ mệnh (Tại sao Hội Thánh hiện hữu)? Và ‘sứ mệnh’ sẽ lớn hơn ‘khải tượng’ và lớn hơn ‘hoạt động’ như thế nào?

starbuck

Lí do #2 : Starbucks tập trung vào thị trường xác định.

Hiểu biết rằng một quy mô không thể phù hợp với tất cả, Starbucks tập trung vào một phân khúc thị trường xác định. Họ không loại trừ những phân khúc khác, nhưng thay vào đó, Starbucks nhận ra rằng khải tượng có thể siêu việt và biến đổi, thì sản phẩm và thị trường cần phải giới hạn và tập trung.

Suy ngẫm:

Tình yêu của Thiên Chúa là vô biên, nhưng khả năng tài chính và con người của Hội Thánh là giới hạn. Hiệu quả đòi hỏi tập trung. Hội Thánh cần phải quyết định phân khúc nào đòi hỏi sự tập trung chính yếu. Vai trò lãnh đạo của Hội Thánh của bạn có định nghĩa được nhóm mục tiêu chính yếu? Và bạn mô tả những mục tiêu đó như thế nào?

Lý do #3 : Starbucks nghiên cứu thị trường của mình.

Starbucks thực hiện rất nhiều những nghiên cứu thị trường. Họ cố gắng tìm hiểu thị trường của họ muốn gì (Họ tìm kiếm điều gì khi mua), không chỉ vậy, họ còn tìm hiểu xem thị trường của mình cần gì để cảm thấy thoải mái và tiện nghi (những nhu cầu mà thậm chí một số khách hàng còn không ý thức được).

Suy ngẫm:

Hội Thánh cũng phải hiểu được mục tiêu của mình một cách sâu sắc, không chỉ là tìm hiểu cái họ muốn khi tới Hội Thánh lần đầu tiên, nhưng cũng phải xem xét nhu cầu sâu xa nhất của họ, mà khi Hội Thánh đáp ứng được sẽ tạo ra khao khát được ở lại trong người đó. Bạn có biết được mong muốn và nhu cầu của cộng đồng xung quanh bạn là gì? Bạn diễn tả nhu cầu và mong muốn của họ như thế nào?

Lý do #4 : Starbucks thiết kế mô hình kinh doanh của mình hoàn toàn dựa trên mong muốn và nhu cầu của khách hàng.

CEO của Starbucks nói về chiến lược của mình. “bán những gì khách hành muốn, nhưng tặng những điều họ cần.” Khách hàng của Starbucks có thể vào vì họ muốn cà-phê, nhưng họ sẽ trung thành vì Starbucks đáp ứng được nhu cầu sâu xa của họ qua những thứ Starbucks cho đi. Sáu lý do tiếp theo sẽ trình bày một vài nhu cầu sâu xa mà Starbucks nghĩ tới và cách họ đáp ứng chúng.

Suy ngẫm:

Mọi người có thể đến Hội Thánh để thờ phượng Chúa, nhưng trừ phi Hội Thánh cung cấp cho họ một cộng đoàn tuyệt vời – một cảm giác kết nối sâu sắc với Chúa và với mọi người – có thể họ sẽ không ở lại – hoặc không bao giờ tận hiến. Bạn cho mọi người cái họ muốn như thế nào? Và bạn tìm hiểu cái họ cần như thế nào?

inside-the-store

Lý do #5 : Starbucks cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm có chủ ý.

Hãy nghĩ về tất cả các cảm giác khi bạn vào Starbucks. Chắc chắn, sẽ có mùi thơm của hạt cà-phê rang đen trong không khí. Một người cho rằng Starbucks rang cà-phê lâu hơn bình thường không phải để tăng vị ngon của cà-phê (vì nó dựa vào khẩu vị của mỗi người), nhưng để tăng cường mùi thơm của nó khi bạn mở cửa bước vào (vì đó là trải nghiệm chung).

Sau đó sẽ có nhạc Jazz nhẹ nhàng ở trong quán, và các bạn pha chế sẽ di chuyển tới lui pha chế cà-phê cho bạn, một không khí trực quan nói với bạn rằng “bạn đang ở Starbucks,” và tất cả những người khách khác một là đung đưa theo nhạc hai là tập trung vào trong cái laptop của mình. Thậm chí khi đó là một trải nghiệm ngắn, nó là “tất cả trong một” trải nghiệm. Và nó không phải là ngẫu nhiên… đó là một phần trong kế hoạch kinh doanh của họ.

Suy ngẫm:

Hội Thánh nên tập trung và chủ tâm nhiều hơn vào trải nghiệm mà mọi người có khi thăm viếng Hội Thánh. Hầu hết Hội Thánh để những trải nghiệm đó cho may rủi. Câu hỏi ở đây không phải là mọi người sẽ có trải nghiệm hay không khi họ ở trong Hội Thánh của bạn, mà là họ có trải nghiệm theo cách mà bạn muốn họ trải nghiệm hay không. Bao nhiêu phần trải nghiệm mà người tham dự tại Hội Thánh bạn có được là do chủ ý? Bao nhiêu phần là do “may rủi”? Khía cạnh nào hiệu quả hơn? Điều gì cần phải thêm vào hay cải thiện?

Lý do #6 : Starbucks phục vụ một không gian tụ tập.

Mục tiêu của Starbucks không chỉ là quán cà-phê mà còn là “một khu phố tụ tập” và là “một phần của thói quen hằng ngày”. Theo một khía cạnh nào đó, Starbucks hoạt động như là một nhu cầu xã hội – một không gian trung tính, phổ quát, nơi mà mọi người với nhiều theo đuổi khác nhau có thể gặp gỡ, kết nối, kết bạn, lên kế hoạch, và hoàn thành một cái gì đó. Có ai đó nói rằng Starbucks là “Hội Thánh của thế kỷ 21.”

Suy ngẫm:

Hội Thánh trong lịch sử thường là nơi mà mọi người khác biệt từ những nơi khác nhau nhóm lại trong một cộng đồng như là một thói quen. Nhưng ngày hôm nay, một cách thường xuyên, Hội Thánh lại tách biệt ra khỏi chính cộng đồng mà họ được Chúa kêu gọi phục vụ. Mối quan hệ của Hội Thánh bạn với “hàng xóm” của mình như thế nào? Khi bạn phục vụ “hàng xóm” của mình, bạn có phục vụ họ hay chỉ làm công tác phục vụ với họ? Làm thế nào để thay đổi và trở nên tốt hơn?

India-Starbucks01

Lý do #7 :  Starbucks cung cấp một cảm giác chào đón của cộng đồng.

Bạn có chú ý là khi bạn xuất hiện trong Starbucks, một vài nhân viên sẽ chào đón bạn và hỏi bạn có khỏe không và dường như họ thấy hạnh phúc khi được gặp bạn. Và điều ngạc nhiên là nụ cười trên khuôn mặt họ lúc nào cũng dường như chân thật. Và họ dường như hạnh phúc với công việc mà họ làm, cũng có thể lý do lớn hơn là dù bất kỳ vị trí nào mà họ làm, họ tin đó là công việc thực sự của họ – Sự kêu gọi của họ– là khiến bạn trở nên một phần trong cộng đồng của họ.

Họ đối xử với bạn như một người bạn. Và bởi vì điều đó, bạn không thể không thích họ… thậm chí là tin tưởng họ. Và hầu hết mọi người sẽ mua một ly cà-phê binh thường từ người họ tin tưởng hơn là một ly cà-phê-chất-nhất-quả-đất từ một người họ không tin.

Suy ngẫm:

Hội Thánh đáng lẽ ra nên là một nơi chào đón tất cả mọi người, nhưng Hội Thánh dường như không luôn luôn làm tốt hay là chủ ý tập trung để làm như vậy. Hội Thánh của bạn có tập trung vào việc tạo ra một cộng đồng chào đón mọi người ngay từ lúc khởi đầu. Những người làm công tác chào đón thân tín hữu có thích công việc của họ? Có phải họ được chọn là vì họ có ân tứ tiếp khách hay không? Hay là bởi vì vị trí đó cần có người làm và một người nào đó cần phải lắp vào vị trí đó?

Người chào đón khách của Hôi Thánh bạn có mở cửa hay phục vụ thân hữu? Họ có giới thiệu bản thân và hỏi tên thân hữu? Họ có đề nghị để có thể cung cấp cho mỗi thân hữu một bảng tên? Và thành viên đó có biết họ đang làm công việc chào đón thân hữu? Lãnh đạo Hội Thánh có dành thời gian để nói với thân hữu về nhu cầu hay là ân tứ của họ hay không?

Lý do #8 : Starbucks cung cấp khách hàng của mình sự thân thuộc và nhất quán.

Trong khi mỗi cửa hàng Starbucks có khác biệt đôi chút về bố cục, nhưng không khí thì giống nhau đáng kinh ngạc từ cửa hàng này sang cửa hàng khác. Khách hàng biết họ có thể trông đợi điều gì và nó khiến họ cảm thấy thoải mái như “ờ nhà”. Có thể sản phẩm sẽ thay đổi tùy theo mùa. Nhưng có những sản phẩm nòng cốt không bao giờ thay đổi: Bạn sẽ luôn luôn có món Pike’s Place.

Suy ngẫm:

Trong khi tạo ra sự trải nghiệm cho những người tham dự. Hội Thánh phải cân bằng những trải nghiệm chính yếu thường không thay đổi và những trải nghiệm khác biệt. Phần nào trong Hội Thánh được phép thay đổi? Và phần nào là chính yếu và hiếm khi hay không được phép thay đổi?

Lý do #9 : Starbucks biết rằng nghi thức và nghi lễ rất quan trọng.

Nghi thức và nghi lễ? Starbucks có nó. Bạn được chào đón, bạn xếp hàng, một người sẽ lấy order của bạn và viết nó lên ly, người khác thì làm theo cách nhất định, và bạn sẽ lấy order của mình tại một quầy nào đó.

Suy ngẫm:

Hội Thánh của chúng ta có rất nhiều lễ nghi. Ví dụ – Phép Báp-tem, Tiệc Thánh, v.v.. thậm chí còn mơ hồ hơn “tall”, “grande”, “venti”. (kích thước ly của Starbucks). Nhưng hãy xem xét thực tế là Starbucks có thể biến đổi việc mua một ly cà-phê thành một nghi thức có ý nghĩa, có lẽ Hội Thánh chúng ta cần phải tìm cách biến những nghi lễ thành những hoạt động hằng ngày. Nghi lễ hay nghi thức nào mà Hội Thánh đã phát triển để đáp ứng nhu cầu của dân sự?

closing-7100-stores-for-an-afternoon-was-the-first-step-to-saving-starbucks-book-excerpt

Lý do #10 : Starbucks cung cấp một không gian để bạn đạt được điều gì đó.

Có bao giờ bạn để ý là mọi ngưởi đến Starbucks để làm việc thật sự, lang thang trên bàn phím laptop để làm bài tập, viết báo cáo, hay là nắm bắt những phản hồi. Người ta tới Starbucks không chỉ để uống cà-phê nhưng mà để đạt được điều gì đó.

Suy ngẫm:

Khi tôi cảm thấy phân tâm tại văn phòng Hội Thánh, tôi thường sẽ đi tới Starbucks để làm việc. Đôi khi, xung quanh chúng ta là những con người có vẻ sáng tạo đang bận rộn khiến tôi trở nên sáng tạo hơn. Và đôi khi tôi cũng có những cơ hội hiếm có để có thể nói chuyện với ai đó về những điều quan trọng trong cuộc sống.

Gần đây, tôi hầu như làm việc tại một cửa hàng Starbucks. Tôi tự hỏi, làm sao chúng ta có thể khiến Hội Thánh thành một nơi mà mọi người có thể tới để đạt được gì đó? Tôi không có ý nói là chúng ta nên cạnh tranh với Starbucks.

Hội Thánh và Starbucks tồn tại ở hai thế giới khác nhau.

Một bên là tổ chức làm ra lợi nhuận, Starbucks thuộc về thế tục. Và thành công hay thất bại của nó được đo bằng tiền bạc.

Hội Thánh, thay vào đó, thuộc về những sự thiêng liêng. Công việc “kinh doanh” của chúng ta hay ít nhất nên là của chúng ta là huấn luyện những người hầu việc Chúa – những người sẵn sáng nói sự thật cho thế giới này – thay vì tìm kiếm lợi nhuận thế gian.

Nhưng tôi tự hỏi có thể là có sự trùng lặp giữa hai lĩnh vực này hơn chúng ta tưởng, phải không? Có lẽ không phải là 100%, nhưng chúng cũng không loại trừ lẫn nhau. Nếu một nơi như Starbucks có thể tạo ra một không gian để có thể kết nối cuộc sống của nhiều người, tôi nghĩ mình cũng nên tự hỏi nếu mà họ đã tìm ra cách như vậy, thì chúng ta có thể học được gì.

Tuy nhiên, Chúa Giê-xu dạy chúng ta là “ở trong thế gian, nhưng không thuộc về thế gian.” Và nếu Chúa thách thức chúng ta “khôn ngoan như rắn” và “ngây thơ như chim bồ cầu”, có lẽ không phải là quá xấu để chúng ta trở nên “khôn ngoan như những nàng tiên cá” (Logo Starbucks).

 Tác giả: Ken Howard

Nguồn: onFaith

Dịch: Đức Ân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *