17 Dấu Hiệu Bạn Là “Người Xây Dựng Đế Chế” Chứ Không Phải Là “Người Xây Dựng Vương Quốc Đức Chúa Trời” (Phần 2)

Oneway.vn: Tiếp theo phần 1 của bài viết, xin mời quý vị cùng theo dõi những biểu hiện còn lại của những người “xây dựng đế chế” thay vì “xây dựng vương quốc Đức Chúa Trời”.

8. Bạn cố gắng đánh cắp lòng trung thành của những người kết nối với các mục vụ khác.

Tôi quan sát thấy một trong những dấu hiệu chính của một người xây dựng đế chế là khi họ đi theo những lănh đạo nòng cốt của những Hội Thánh hay mạng lưới khác. Chính tôi cũng có những lãnh đạo đại diện cho Christ Covenant được một lãnh đạo trong thành phố tiếp cận và thuyết phục tham gia vào mạng lưới của ông ấy, mặc dù những lãnh đạo này đă phục vụ hơn 10 năm trong mạng lưới của chúng tôi.

Khi những lãnh đạo làm điều này, họ đã khiến bản thân mình trông tồi hơn, đối với những người được tiếp cận và cả với những lãnh đạo khác.

9. Bạn yêu mến những người đi theo bạn và bỏ qua những người khác.

Người xây dựng đế chế có tâm lý “hoặc bạn theo tôi hoặc chống lại tôi”.

Người xây dựng đế chế sẽ không kết bạn với một người nếu người đó cũng liên kết với mục vụ của đối thủ. Một trong những người lãnh đạo khu vực của tôi một vài năm trước thực sự đã nói rằng ông ấy không còn được chào đón tới giảng tại một Hội Thánh cụ thể bởi vì ông ấy giữ quan hệ với một lãnh đạo nọ (tôi).

Lý do cho điều này là vì người xây dựng đế chế không đáng tin cậy và họ sử dụng tình bạn của họ như nền tảng để duy trì đế chế riêng của họ, vì thế họ cắt đứt quan hệ với những người trung thành với các mục vụ khác. Họ nghi ngờ những người khác đều không đáng tin cậy như họ.

how-can-you-be-part-of-the-kingdom-of-god.jpg.crop_display

10. Họ có phương pháp lãnh đạo “từ trên xuống” do đó gặp khó khăn trong việc thu hút những lãnh đạo thành công và mạnh mẽ

Người xây dựng đế chế bao phủ quanh mình những người “bảo gì nghe đó” và thật sự không khuyến khích những người lãnh đạo mạnh mẽ và tháo vát làm việc hoặc hợp tác với họ, bởi vì nó không hợp với cách lãnh đạo “từ trên xuống” của họ. Không giống như những lãnh đạo trưởng thành có phong cách “từ dưới lên”- họ cố gắng đạt được sự đồng thuận với nhiều sự góp phần của các cấp khác, của những người chịu trách nhiệm trong mục vụ – người xây dựng đế chế bao phủ quanh họ những người lãnh đạo mục vụ mà họ cho là ít quan trọng và những người muốn làm theo mệnh lệnh mà không cần những cuộc đối thoại chiến lược, ý nghĩa.

11. Bạn tự lèo lái chứ không được hướng dẫn bởi Thánh Linh

Bạn mong muốn mãnh liệt sự khẳng định bởi vì sự bất an đang lèo lái nhu cầu thành công của bạn – đó không phải là vinh quang của Chúa và công việc mở rộng Vương quốc. Do đó hiếm có sự bình yên bên trong bạn bởi vì bạn đang phấn đấu không ngừng – cố gắng tạo ra nền tảng và phát triển mục vụ của bạn bằng những nỗ lực cá nhân thay vì được hướng dẫn bởi Đức Chúa Trời và để Ngài mang đến những cơ hội và mở các cánh cửa.

12. Bạn là một kẻ cơ hội khi mục vụ khác gặp khó khăn

Người xây dựng đế chế tin rằng họ lo ngại khi Hội Thánh khác gặp khó khăn, nhưng họ cố gắng để có thể tận dụng cơ hội từ những khó khăn đó và thu gom tài sản của họ, có thể là những lãnh đạo và người chủ chốt của mục vụ.

13. Mục tiêu chính trong cuộc đời bạn là xây dựng nên một kiểu tượng đài cho thành công của bạn.

Người xây dựng đế chế bị ám ảnh bởi những tòa nhà to hơn, tốt hơn, và có được ngày càng nhiều tài sản – ngay cả khi họ phải mắc nợ lớn. Càng hạ thấp sự tự tôn, họ càng phải xây dựng để bù đắp lại sự thiếu thốn bên trong. Tiếc thay, họ thường mạo hiểm tương lai của mục vụ với sự chi tiêu này.

14. Khi có thể, bạn sẽ phá hoại sự ảnh hưởng và mục vụ của những lănh đạo khác mà bạn cho là một mối đe dọa đối với sự ảnh hưởng của bạn.

Gần đây tôi đă tái hợp với một lãnh đạo chủ chốt ở một nước khác sau gần 12 năm đứt liên lạc. Tôi đă cố gắng nhiều lần giữ liên lạc nhưng tôi không thể hiểu tại sao có một số cản trở trong mối quan hệ này. Sau khi nói chuyện suốt 3 giờ, cuối cùng tôi đă hiểu ra mọi chuyện giữa chúng tôi rằng có một người lãnh đạo khác đă ghen tị với sự ảnh hưởng của tôi trong nước và phá hoại mối quan hệ của chúng tôi, bởi vì ông ấy muốn thay thế tôi bao phủ cho người lãnh đạo này.

15. Bạn có xu hướng sao chép những người bạn ghen tị trong khu vực của mình.

Người ta nói rằng khi ai đó sao chép ý tưởng của bạn, đó chính là hình thức cao nhất của nịnh bợ. Người xây dựng đế chế sẽ cố gắng tái tạo và vượt qua nhiều điều mà người lãnh đạo chủ chốt khác trong khu vực đang làm. Họ có thể gọi đó là điều khác biệt nhưng cuối cùng lại cùng một kiểu nhưng với thái độ làm to hơn tốt hơn.

Giống như Dumkin’ Donutes và McDonald cố gắng theo kịp với Starbucks. Nó được sinh ra để cạnh tranh chứ không phải cho tình yêu thuần khiết của Chúa và Vương quốc của Ngài.

KingdomOfGod_Title_web

16. Bạn tự mãn

Cuối cùng, những người xây dựng đế chế là fan cuồng của chính bản thân họ. Do đó họ sẽ hy sinh những mơ ước và cuộc đời của người khác để làm thành mơ ước của chính họ. Cam kết của họ đối với mục vụ thực ra chỉ làm cam kết để phát triển những ý tưởng và giấc mơ riêng của họ – họ là kẻ tự măn, không giống như hình mẫu của Đấng Christ bỏ sự sống mình cho đàn chiên của Ngài.

17. Bạn nói với mọi người rằng Hội Thánh hay mạng lưới của bạn là yếu tố chính cho sự phục hưng và biến đổi thực sự của thành phố.

Khi đưa ra những báo cáo về mục vụ của mình, bạn sẽ phóng đại kết quả và tận dụng chúng như là những chứng cớ cho sự thống trị thuộc linh của bạn trong khu vực. Nhiều mục sư mà tôi biết đã nói với tôi về những lời tiên tri được đưa ra để ám chỉ rằng chính Hội Thánh họ sẽ khởi đầu sự phục hưng cho đất nước hoặc cộng đồng của họ – hoặc rằng sự phục hưng đang bắt đầu trong khu vực của họ và đi ra thế giới bởi vì khu vực của họ là cánh cổng bước vào đất nước. Tôi đã mệt mỏi với những lời tiên tri như vậy.

Tiếc thay, một số tiên tri đưa ra những lời tâng bốc để họ có thể được mời trở lại giảng dạy bởi vì họ biết những người lãnh đạo thiếu kinh nghiệm sẽ rơi vào những lời tiên tri tâng bốc.  Người xây dựng đế chế sử dụng những lời nói, khải tượng này để củng cố quan điểm của họ rằng Hội Thánh hay mục vụ của họ là “Hội Thánh” trong khu vực mà Chúa đang sử dụng và để góp nhặt được nhiều lòng trung thành của những con chiên ngây thơ.

Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết các hội thánh có thái độ này sẽ bị phán xét bởi Đức Chúa Trời và bắt đầu suy giảm cho đến khi người lãnh đạo ăn năn. Mặc dù có thể sự phục hưng đến qua một hội thánh đi ra thế giới (sự phục hưng Azusa Street năm 1906) nhưng đó là ngoại lệ vì sự biến đổi cộng đồng, thành phố hay quốc gia thường xảy ra khi Chúa viếng thăm một khu vực, đất nước và một nhóm các hội thánh nhận được sự tươi mới cùng một lúc, dẫn đến sự hình thành mạng lưới các sứ đồ là những người hợp tác với nhau để tiếp tục duy trì sự mở rộng của Vương quốc Đức Chúa Trời.

Bài viết của mục sư Joseph Mattera từ Resurrection Church và Christ Covenant Coalition, Brooklyn, New York.

Ansther Van – Dịch từ Charisma News.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *