25 năm sau cuộc diệt chủng Rwanda, người sống sót tha thứ cho kẻ giết người

Oneway.vn – Trong bức ảnh được chụp vào thứ Năm ngày 4/4/2019, một người Tutsi sống sót sau nạn diệt chủng Laurencia Mukalemera, được Tasian Nkundiye người Hutu mời một cốc nước – đây là kẻ đã giết chồng cô và ngồi tù 8 năm vì tội giết người. Hôm nay ông được phỏng vấn tại nhà của Nkundiye ở “làng hòa giải” Mbyo, gần Nyamata, Rwanda. 25 năm sau cuộc diệt chủng, đất nước này có 6 “làng hòa giải”, tại đó những kẻ phạm tội đã ra tù công khai xin lỗi vì tội ác của họ, và sống bên cạnh những người sống sót đã tuyên bố tha thứ sau cuộc diệt chủng. 

Cuộc diệt chủng kéo dài 100 ngày, đã giết chết khoảng 800.000 người Tutsi và người Hutus khi cố gắng bảo vệ họ. 

Nkundiye bị kết án giết người cùng các tội ác khác và phải ngồi tù 8 năm.

Giờ đây ông sống gần vợ của người ông ta đã giết. Và họ đã trở thành bạn bè, con cháu họ chơi và ăn trưa cùng nhau, đàn bò của họ gặm cỏ trên cùng một cánh đồng.

“Tôi rất biết ơn bà ấy”, Nkundiye, 68 tuổi, nói về người góa phụ – bà Laurencia Mukalemera, 58 tuổi. “Từ lúc tôi xin lỗi bà ấy sau khi ra tù, thú nhận tội ác của tôi và xin bà tha thứ, bà ấy đã chấp nhận tôi. Thậm chí, tôi còn nhờ bà trông giúp con mình khi đi vắng

Một phần tư thế kỷ sau cuộc diệt chủng năm 1994 đã giết chết 75% dân tộc Tutsi, Rwanda hiện nay có 6 “làng hòa giải” giống như Mbyo, những người sống sót và kẻ diệt chủng chung sống cùng nhau. Những kẻ giết người bị kết án đã tái hòa nhập với xã hội qua việc công khai xin lỗi vì tội ác mình. Những người sống sót tuyên bố tha thứ. Các ngôi làng là minh chứng cho chính sách hòa giải sắc tộc của Tổng thống Paul Kagame, mặc cho một số nhà phê bình cho rằng họ bị ép buộc và sự hòa giải này là giả tạo. 

Khoảng 3.000 nạn nhân và thủ phạm sống trong các ngôi làng được thành lập bởi tổ chức Cơ Đốc Prison Fellowship Rwanda và được chính phủ Mỹ, Liên Hợp Quốc cùng các nhà tài trợ khác giúp đỡ để chữa lành người dân Rwanda với những vết thương do nạn diệt chủng để lại. Dân làng cũng được giúp đỡ về nhà ở và học phí.

Tội ác diệt chủng Rwanda đã nổ ra vào ngày 6 tháng 4 năm 1994, khi máy bay chở Tổng thống Juvénal Habyarimana bị bắn hạ và rơi xuống thủ đô Kigali, giết chết thủ lĩnh Rwandan người Hutu. Dân tộc thiểu số Rutsi bị đổ lỗi vì vụ tai nạn, gây ra một loạt các vụ tấn công trả thù nhắm vào người Tutsi trên khắp đất nước 12 triệu dân.

Jannette Mukabyagaju nhớ lại lời của cha cô khi gia đình nghe tin máy bay của tổng thống đã bị bắn hạ.

“Bây giờ chúng ta tiêu đời rồi”, ông ấy nói.

“Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy cha tôi. Sau đó vài ngày ông đã chết cùng với các thành viên còn lại trong gia đình”, ông Muk Mukabyagaju 42 tuổi, người sống sót ở Tutsi nói với Associated Press. Trong gia đình có 8 người con, chỉ có Mukabyagaju, một chị gái và một anh trai còn sống sót.

Gia đình Mukabyagaju sống ở Muhanga, ngôi làng gần doanh trại quân đội trực thuộc văn phòng tổng thống tại thủ đô Kigali.

“Đám vệ sĩ tổng thống từ khu quân sự đã xuống làng, buộc tội tất cả người dân Tutsi là kẻ đứng sau cái chết của tổng thống của họ, kể cả trẻ em”, cô nhớ lại.

Mukabyagaju, lúc đó mới 17 tuổi nói rằng thật vô ích khi nói với họ rằng những đứa trẻ không hề biết gì về cái chết của tổng thống. Tuy nhiên, trong một cuộc diệt chủng, họ chẳng còn biết suy nghĩ nữa”.

Mukabyagaju tìm cách trốn đến một nhà thờ ở ngôi làng Kabgayi gần đó, là nơi ẩn náu cho hàng ngàn người cần được bảo vệ. “Những người Tutsi tại nhà thờ đã giúp chúng tôi có thức ăn, nhưng ngay sau đó, họ cũng bị bọn dân quân giết chết”, bà nói.

Trong hai tháng, bà trốn tại nhà thờ cho đến khi Mặt trận Yêu nước Rwanda, một nhóm phiến quân do Kagame đứng đầu nắm được quyền lực, bắt những kẻ cực đoan Hutu và chấm dứt nạn diệt chủng.

Mukabyagaju tự hỏi tại sao mình sống sót. “Tôi tin rằng vì lòng thương xót của Chúa mà tôi đã không chết”, bà nói. “Tôi quyết định loại bỏ cơn giận và tha thứ cho tất cả mọi người, kể cả người đã giết gia đình tôi”.

Giờ đây, Mukabyagaju sống ở Mbyo, tại đây có 54 gia đình nạn nhân  và thủ phạm diệt chủng sống cạnh nhau giữa những cánh đồng xanh. Quá khứ đen tối của Rwanda được che lấp bởi những tiếng cười trẻ thơ, chơi đùa và đi học cùng nhau – sợ thuần khiết sinh ra ngay từ cuộc giết chóc ấy.

“Chúng tôi rất biết ơn vì Rwandans hôm nay đã thống nhất”, Frederick Kazigwemu cho biết. Ông là người bị kết án khác sau khi ngồi tù 9 năm vì tội ác diệt chủng, giết một gia đình hàng xóm.

“Xin sự tha thứ của người đã bị bạn tước đi cả gia đình là việc rất khó khăn và đòi hỏi sự dũng cảm. Nhưng sau khi hướng lòng về Chúa, điều này hoàn toàn có thể”, ông Kazigwemu nói, hiện đang là lãnh đạo làng Mbyo.

Dịch: Hồng Nhạn

(nguồn: cruxnow.com)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *