7 Điều Không Nên Nói Với Một Cơ Đốc nhân Bị Trầm Cảm

Oneway.vn: Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850 000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Bài viết dưới đây là sự trải nghiệm của người đã từng mắc bệnh trầm cảm nhưng bây giờ đã hoàn toàn thoát khỏi căn bệnh đó. Anh học được rằng, không phải điều gì cũng nên nói đối với một người đang chịu căn bệnh trầm cảm.

“Tôi đã bị trầm cảm gần 5 năm nay. Tôi đã gặp một chấn động lớn vào tháng 3 năm 2010. Nó tự nhiên xuất hiện và là vị khách không mời mà đến từ lúc đó.

Tôi sẽ không đi vào chi tiết nhưng khoảng 7 tuần trước tôi đã thoát ra khỏi sự trầm cảm. Tôi nghĩ mình biết nguyên nhân của nó. Nhưng thường thì tôi nói mọi người đừng quá vui mừng. bởi vì tôi không biết chắc được “tôi” nào sẽ thức dậy vào ngày mai. Có thể là một “tôi” vui mừng (là điều mà tôi muốn)? Một “tôi” sẽ nhìn cuộc đời một cách tích cực và không có thời gian để lo lắng (quá bận rộn hầu việc Chúa)? Hay một “tôi” tan vỡ (là điều mà tôi ghét)? Một “tôi” mà không thể có gì ngoài những điều tệ hại và không thấy hy vọng gì trong cuộc sống (thậm chí có những suy nghĩ kiểu như là Chúa không tồn tại)? Nhưng khi đang minh mẫn, trong đầu có nhiều thứ tích cực, tôi đã tích lũy được 7 điều mà những người trầm cảm được dạy dỗ (đặc biệt là Cơ Đốc nhân). Những điều đó được nghĩ là sẽ giúp họ thoát ra khỏi sự trầm cảm. Tôi đã từng được khuyên như vậy. Nhưng những điều đó là sai lầm.

Chú ý: Không phải những điều đó đến từ ý định xấu xa. Những điều đó đến từ những người thật lòng muốn bạn hồi phục. Tuy nhiên, nó lại đến từ xác thịt trong chúng ta : Hay Đoán Xét. Tôi hy vọng điều đó sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bạn đọc bài viết bên dưới.”

3.16.CC.NeverSayDepressedPerson-331x221

“Hãy từ bỏ nó đi”

Tôi không biết là tôi đã nói vậy bao nhiêu lần với người chị trầm cảm của mình trước khi chị ấy tự tử. “Hãy từ bỏ nó đi, Angie.” Từ quan điểm của mình, tôi đã nghĩ bạn có thể. Tôi nghĩ rằng bị trầm cảm hay trở nên vui vẻ là hành động của lý trí. Nếu mà bạn quyết định một cách đúng đắn, bạn có thể nghĩ cách thoát ra khỏi nó. Nhưng mà thường thì, sự trầm cảm không phải là điều xảy ra bởi ý muốn, nó là sự tương tác gữa tâm trí và bộ não của bạn mà bạn không thể chỉ gạt bỏ nó được. Bạn nghĩ là người bị trầm cảm có thể loại nó ra khỏi mình dễ dàng như vậy? Hãy nhớ, họ không muốn bị trầm cảm. nó là sự tra tấn kinh khủng nhất mà một người có thể tưởng tượng.

“Hãy suy nghĩ lạc quan”

Một lần nữa, điều này có vẻ đúng đắn. Nhưng bạn cần phải nhận ra là người bị trầm cảm không thể suy nghĩ lạc quan. Đó là lý do mà họ bị trầm cảm. Giả sử tôi nói với bạn là có một con voi khổng lồ ở trong phòng bạn, liệu bạn có tin tôi? Giả sử tôi nói bạn nhắm mắt lại và tin nó sẽ thành sự thật? Bạn chắc sẽ nói với tôi rằng “Không thể”. Người trầm cảm không thể suy nghĩ lạc quan cũng giống như bạn không tin rằng có con voi trong phòng mình. Họ không muốn suy nghĩ tiêu cực, nhưng họ không thể dừng lại được.

1e29976

“Hãy xưng tội của mình”

Cố gắng kiếm một tội lỗi nào gây nên sự trầm cảm là một mệnh đề khó. Có thể là có tội lỗi nào đó trong cuộc sống mà họ cần phải đối mặt với nó, nhưng hãy xem xét điều này :

Mọi người đều phạm tội, nhưng không phải ai cũng trầm cảm. Luôn có cái xấu trong tất cả mọi người. Theo Martin Luther: chúng ta “simul justus et peccator” (vừa công chính vừa là tội nhân cùng lúc ), thêm nữa là theo như sứ đồ Giăng, chúng ta phải công nhận là có tội lỗi trong đời sống của mình :

“Nếu chúng ta nói rằng chúng ta không có tội, chúng ta lừa dối chính mình, và sự thật không ở trong chúng ta.” I Giăng 1:8

Thông thường khi mà chúng ta liệt kê (nhiều khi là do đoán xét ) những tội lỗi mà người trầm cảm đã phạm. Một khi họ đã bị xác định như vậy, họ sẽ cố gắng loại bỏ từng tội lỗi đó. Điều đó là không thể và có thể sẽ dẫn đến trầm cảm nghiêm trọng hơn. Người trầm cảm có thể tin bạn và nghĩ rằng loại bỏ tội lỗi là câu trả lời dành cho họ. Và rồi họ nhận ra rằng đó là điều không thể.

  • Họ không thể thay đổi quá khứ. Đôi khi những tội lỗi dẫn đến sự trầm cảm là từ lối sống của họ trong quá khứ. Nó tăng lên qua năm tháng, những tội lỗi nhỏ nhỏ tích tụ dần và cuối cùng đánh bại họ. Tuy nhiên, đem những điều đó vào câu chuyện với người trầm cảm không mang lại ích lợi gì. Họ không thể quay lại và thay đổi điều đó. Nếu có thể, họ đã làm.
  • Họ tự biết mình là tội nhân. Một người trầm cảm có khả năng nhận thức được tội lỗi khiến họ trầm cảm. Nó có thể là rượu, ma túy, v.v.. , nhưng mà đề cập sớm những vấn đề đó chi khiến họ trở nên cứng cỏi. Nó sẽ khiến họ trở nên đề phòng. Nếu như tội lỗi khiến họ trầm cảm (và đó là “NẾU” ) thì khéo léo và cẩn trọng nên được sử dụng triệt để. Điều đó sẽ giúp họ nhận ra tội lỗi của mình nhưng không trở nên phòng thủ.

“Hãy uống thuốc ngay tức thì”

Tôi không phải là Tom Cruise. Tôi tin rằng thuốc an thần là một phương án và là món quà của Chúa. Tôi tin rằng có nhiều người không dám uống thuốc an thần bởi vì sự cấm kị hay là thành kiến được gắn vào họ. Tuy nhiên, sử dụng lý trí thay thế thuốc nên được xem xét thấu đáo. Nhưng tôi cũng nghĩ là điều đó có thể được xác định quá nhanh chóng mà không lên một kế hoạch.

Tóm lại, tôi tin rằng với một vài người thì họ nên đi qua bóng tối mà không cần ngay lập tức thoát ra khỏi đó. Rất nhiều đoạn Thi Thiên đã không được viết ra nếu mà thuốc an thần có sẵn để cho David dùng. Và những thăng trầm của David có thể sẽ được bác sĩ ghi lại. Nhưng chúng ta cần David đi qua những thăng trầm tinh thần đó. Cũng như vậy đối với Martin Luther, cha đẻ của Thần Học Tân Giáo. Ông ấy cần phải trải qua gì đó. Chúa đã dùng sự lo lắng về mặt tinh thần của ông cho những điều vĩ đại.

Với một vài người – rất khó để chấp nhận rằng Chúa muốn họ đi qua bóng tối. Nhưng điều đó không dành cho tất cả mọi người. Thuốc an thần sẽ là món quà của Chúa nếu biết sử dụng đúng cách. Với một vài người, họ cần thuốc đó để đi qua “ngọn đồi” tối tăm và họ cần nó trong một thời gian ngắn. Với người khác, họ dùng thuốc kinh niên để ổn định tâm lý.

Nói chung là tôi muốn mọi người xem xét người trầm cảm đó có thể là David hay Martin Luther. Đừng yêu cầu họ dùng thuốc ngay tức khắc.

depression1

“Tôi đã gặp chuyện còn tồi tệ hơn”

Có một người họ hàng đã nói vậy với tôi bằng giọng điệu quả quyết và chắc chắn. Cô ấy nói, “Michael, bất kì là chuyện gì mà anh đang chịu đựng, tôi đều đã phải chịu đựng điều tồi tệ hơn, nên đừng có mà ủy mị với tôi.” Có thể như vậy, nhưng đó không phải là điều bạn nên nói với một người trầm cảm. có thể là bạn đúng, có thể bạn đã gặp chuyện tồi tệ hơn và đã vượt qua được, nhưng điều bạn không biết là chuyện đó không mang ý nghĩa gì với một người trầm cảm vì 2 lí do sau :

  • Một khi mà bạn rời vào hố đen của sự trầm cảm, thì bản thân cái hố đó là điều tệ nhất mà bạn phải chịu. những bi kịch xảy ra khiến bạn trầm cảm không còn ý nghĩa gì nữa.
  • Khả năng chịu đựng đau khổ mang tính tương đối. sẽ luôn luôn có ai đó rơi vào tình trạng tồi tệ hơn bạn. Nhưng đó không phải là vấn đề. Vấn đề là bạn nhìn nhận và tiếp thu nó như thế nào, và nó có liên quan tới bản chất của bạn trước khi trầm cảm. Với vài người, mất công ăn việc làm có thể khiến họ tự sát. Nhưng cũng có những người (thường sống trong một xã hội khắc nghiệt) thì thậm chí mất đi đứa con không quá là ngạc nhiên và họ chấp nhận nó với ít sự trầm cảm hơn.

Vì thế trầm cảm mang tính tương đối. Kể cho người khác biết bạn đã trải qua những chuyện tệ hơn có lẽ là đúng, nhưng cũng là thiếu khôn ngoan và thiếu trách nhiệm. nó chỉ khiến người bị trầm cảm trở nên lãnh đạm hơn.

“Chúa sẽ không ban cho chúng nhiều hơn khả năng chúng ta có thể xoay sở”

Tôi xếp câu này đứng đầu trong 10 điều mà Kinh Thánh không có đề cập nhưng Cơ Đốc nhân hay trích dẫn như là Kinh Thánh. Không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói rằng Chúa sẽ không ban cho bạn những điều vượt quá khả năng xoay sở của bạn. Kinh Thánh có nói là trong khi chịu cám dỗ, Chúa sẽ cho mở cho chúng ta một lối thoát (1 Cô-rinh-tô 10:13 ). Nhưng mà không có nơi nào mà Chúa nói sẽ không thêm nhiều đau đớn và khổ nạn hơn khả năng chịu đựng của chúng ta.

Rất nhiều Cơ Đốc nhân phải chịu khổ nạn tới mức độ phải chết trong tay kẻ bắt bớ mình. Cũng rất nhiều người chịu khổ nạn tới mức phải chết bởi hoàn cảnh của chính họ. Những gì chúng ta có thể nói là “tôi cho rằng những đau khổ hiện tại không đáng sánh với vinh hiển tương lai là vinh hiển sẽ được bày tỏ cho chúng ta”. (Rô-ma 8:18). Có thể điều đó không giải quyết được sự ngã lòng nhưng nó cho chúng ta một cái nhìn khác về sự ngã lòng. Thậm chí ngay khi mà trầm cảm khiến chúng ta hoài nghi, thì nó vẫn rất có ích.

“Ngã lòng là tội lỗi – bạn nên cảm thấy vui mừng trong đời sống của mình”

Câu nói trên thường xuất phát từ những người chưa bao giờ trải nghiệm sự ngã lòng trong đời. Một khi mà bạn trải nghiệm điều đó, bạn sẽ không bao giờ nói những lời như vậy. Nhưng đáng tiếc là thường những người nói như vậy nghĩ rằng họ có trách nhiệm giảỉ cứu chúng ta khỏi tội lỗi đó. Nhưng ngã lòng có phải tội lỗi không? Tôi không nghĩ vậy.

Ma-thi-ơ 5:4 có nói “Phước cho những ai than khóc, vì họ sẽ được yên ủi”. Chúng ta không nên nghĩ rằng sự than khóc xảy ra vì chúng ta phải đấu tranh với sự khổ nạn, điều đó không hoàn toàn là bởi hoàn cảnh (giống như than khóc vì cái chết của người thân ). Trong tiếng Hi Lạp thì than khóc (pentheo) là từ ở thì hiện tại mang tính chủ động. Ý Chúa muốn nói là những người luôn luôn (hiện tại, chủ động) buồn bã và tuyệt vọng sẽ được an ủi. Sự an ủi, trong ngữ cảnh của câu Kinh Thánh này, sẽ không đến ở trong đời này, nhưng mà ở đời sau. Không những nó không phải là tội lỗi, mà nó còn là trạng thái liên tục của sự “được phước”.

Tìm cách giảỉ quyết gánh nặng của người bị ngã lòng

Nếu người thân của bạn đang trong tình trạng trầm cảm, rất khó để xoay sở, nếu bạn không cẩn thận thì chính bạn cũng sẽ bị trầm cảm. Bạn nên hiểu rằng, việc của bạn không phải là giải quyết sự trầm cảm đó. Bạn có thể có sự ảnh hưởng lớn lên người đó để khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng Chúa không trao trách nhiệm giải thoát người thân mình khỏi sự trầm cảm. Hãy giải phóng mình khỏi trách nhiệm đó. Đừng có nhận trách nhiệm những việc mà mình không thể thực hiện. Mặc dù bạn có thể được Chúa sử dụng để chữa lành cho người bị trầm cảm, nhưng bạn không phải là Chúa Thánh Linh.

Hầu hết những điều bạn “nói” sẽ khiến người khác trầm cảm hơn nữa, như đã trình bày ở trên. Đó cũng là lỗi lầm của bạn bè của ông Gióp. Họ im lặng trong bảy ngày (Gióp 2 : 13). Họ nên giữ im lặng như vậy thì tốt hơn. Nhưng sau bảy ngày, họ không chịu đựng được và mắc tất cả các lỗi lầm mà chúng ta đã nói đến.

Im lặng, với vòng tay của bạn ôm người bị ngã lòng là lời khuyên tốt nhất dành cho bạn. Sẽ có những lúc bạn cần phải nói, nhưng nó cần phải đến tự nhiên và không được phán xét. Bạn không có chỗ để giảng đạo cho người bị trầm cảm, bạn chỉ có cánh tay để ôm họ. Thậm chí ngay khi nó không “hiệu quả”, mục tiêu của bạn không phải là lôi họ ra khỏi sự trầm cảm của họ. Mục tiêu của bạn là ở bên cạnh họ suốt cuộc đời nếu cần thiết. Đó là cách mà chúng ta cưu mang người bị trầm cảm.

Khi một ai đó bên cạnh bạn mà không chất vấn bạn hay là yêu cầu bạn phải theo lời khuyên của họ hay bất kì điều gì khác, bạn có người bạn thật sự, nhưng đáng tiếc là những bằng hữu như vậy đã hiếm hoi ngay từ sáng thế.

Tác giả: C. Michael Patton

Nguồn: Church Leaders

Dịch bài: Đức Ân

*Đôi điều về tác giả: Michael có bằng cử nhân ngành nghiên cứu thánh kinh tại trường đại học nghiên cứu thánh kinh và chủng viện tại Bethany, OK. Và nhận được bằng thạc sĩ thần học ngành nghiên cưu Tân Ước tại chủng viện thần học Dallas. Michael là chủ tịch của Credo House Ministries. Anh cũng là diễn giả của Theology Unplugged, một kênh radio thành lập tại Credohouse.org. Hiện tại anh đang sinh sống tại Oklahoma với vợ và 4 người con.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *