7 Mối Nguy Hại Của Người Lãnh Đạo Kiêu Căng

Oneway.vn: Tôi thường xuyên giảng về sự nguy hiểm của lòng kiêu ngạo. Tôi có khuynh hướng suy nghĩ nhiều về công tác lãnh đạo. Tôi có lòng muốn phát triển kỹ năng lãnh đạo trong Hội Thánh và trong mục vụ. VÌ tôi đã vật lộn với chủ đề Kinh Thánh đặc biệt này, nên tôi luôn luôn nghĩ về những nơi tôi thấy tính tự cao len lỏi vào công tác lãnh đạo – ngay cả công tác lãnh đạo của tôi. Nếu chúng ta không cẩn thận, thì nỗ lực của chúng ta để trở thành người lãnh đạo giỏi giang sẽ bị trật bánh vì lòng kiêu ngạo.

Hãy nhớ: “Sự kiêu ngạo đi trước sự bại hoại.” (Châm Ngôn 16:18)

Bạn có biết (hay đã từng làm) người lãnh đạo kiêu ngạo không?

7 Mối Nguy Hại Của Người Lãnh Đạo Kiêu Căng

Sau đây là 7 mối nguy hại từ công tác lãnh đạo đầy kiêu ngạo

Từ chối lắng nghe lời khuyên của người khác – những nhà lãnh đạo tự kiêu “biết hết mọi thứ.” Tất nhiên là không hẳn vậy, nhưng đó thường là nhận thức của họ về thực tại. Sự kiêu ngạo khiến người ta muốn bạn tin rằng họ biết nhiều hơn những gì họ thật sự làm. Đáng buồn thay, nỗ lực của họ để duy trì nhận thức ưu việt lại khiến họ lờ đi sự khôn ngoan của người khác.

Biện hộ cho những lỗi lầm – những người lãnh đạo tự kiêu không chịu thừa nhận lỗi phạm của mình. Họ chế giễu bất kỳ ám chỉ nào về sai lầm là của họ và không nhận trách nhiệm cho những thất bại của nhóm mình. Họ thường đổ lỗi cho người khác khi mục tiêu không đạt được, khi họ phạm lỗi hay phong trào bị đình trệ. Họ không học từ những lần thất bại, mà lại cố gắng giấu chúng đi.

Bảo vệ vị trí của mình bằng mọi giá – Những người lãnh đạo tự kiêu tìm cách không để người khác nâng cao quyền lực hay tạo sự ảnh hưởng. Họ không để người khác thể hiện năng lực và kìm hãm sự phát triển của công tác lãnh đạo. Họ có khuynh hướng tước bỏ các thông tin và giữ quyền lực do chính tay họ kiểm soát.

Nhận mọi lời khen trong thành công của nhóm  – Rõ ràng là chỉ có một người chiến thắng trong nhóm có người lãnh đạo tự cao, đó là nhà lãnh đạo đầy kiêu căng. Những người lãnh đạo tự cao sẽ giành nói trước. Mỗi giải thưởng đều có tên họ. Họ giữ những nhiệm vụ trọng yếu, tập trung sự chú ý cho mình. Họ bảo đảm rằng mình sẽ “ở đúng chỗ vào đúng thời điểm,” nên không ai có thể lấy đi khả năng được tán dương của họ.

Không thấy được thiếu sót của bản thân – người lãnh đạo tự cao trở nên miễn dịch với thiếu sót của mình. Lòng kiêu ngạo khiến người đó không trung thực nói điểm yếu của họ với bất cứ ai, kể cả bản thân họ. Người lãnh đạo tự cao rất cẩn trọng để thể hiện mình một cách hoàn hảo, dù là xuất hiện với tư cách cá nhân hay với tư cách công việc. Họ có thể thực hiện nhiều biện pháp cực đoan để bao che cho bất kỳ thiếu sót nào.

Nhân danh chính mình để đạt được quyền lực  — bạn sẽ nhận biết thành tựu của một người lãnh đạo tự cao. Họ sẽ là người đầu tiên cổ vũ cho bản thân mình. Người lãnh đạo tự cao nói những điều khiến họ được nhận lời động viên hoặc phản hồi tích cực. Họ biết cách sắp xếp mọi việc nên sẽ không giống như họ xướng lên việc công nhận mình.

Loại bỏ Đức Chúa Trời khỏi vị trí tối cao – Đức Chúa Trời là tối thượng đối với bất kể nhà lãnh đạo nào, nhưng mối nguy hại cuối cùng của một nhà lãnh đạo vật lộn với lòng kiêu ngạo, đó là họ cố gắng loại bỏ Chúa khỏi chỗ tể trị. Người lãnh đạo tự cao không chịu vâng theo ý muốn của Chúa, họ thích vẽ đường đi cho riêng mình.

Những mối nguy hại khác mà bạn thấy trong người lãnh đạo tự cao là gì?

Hãy thành thật – với chính mình và với Chúa – bạn có thấy mình đang gặp phải bất cứ điều nào trong những điều được nói trên không? Sự kiêu ngạo có phải là vấn đề với bạn không?

Hãy nhớ, “Sự kiêu ngạo đi trước sự bại hoại.”

Tác giả: Ron Edmondson, là một Mục sư tại Hội Thánh Immanuel Baptist và là nhà lãnh đạo với hơn 35 năm kinh nghiệm. Ông có niềm đam mê trong công tác phát triển Hội Thánh thông qua việc hỗ trợ những người lãnh đạo trong công tác của họ.

Dịch: Kim Dung.

Nguồn: Blog Christian Post.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *