Những người sống xót sau cơn bão Haiyan, một trong những cơn bão lớn nhất, mạnh nhất trong lịch sử, lại phải tiếp tục chống chọi với một cơn bão khác, một cơn bão nhiệt đới thứ hai đã tàn phá Philippines vào cuối tuần vừa qua.
Hàng ngàn người đã buộc phải rời bỏ những ngôi nhà trú ẩn tạm bợ không đầy đủ của họ vì một cơn bão mới đã thổi bay những căn lều và xé toạt mái của những lều trú ẩn khẩn cấp, để lại vô số nạn nhân phơi mình trước những cơn gió và mưa dữ dội.
Thị trấn Guiuan thuộc đảo Samar là khu vực đầu tiên bị tàn phá khi bão Haiyan đánh vào ngày 8 tháng 11 năm ngoái, và giờ đây là một trong những nơi bị thiệt hại nặng nề nhất sau thiên tai mới này.
Rất nhiều nơi trú ẩn bằng vải nhựa đã bị đổ sập hoặc xé toạc, và hơn 1000 người Philippines giờ đây đang phải tìm kiếm nơi trú ẩn tại các tòa nhà của chính phủ trong thành phố.
“Cơn bão nhắc nhở rằng còn rất nhiều nhu cầu cần phải đáp ứng cho những người dân bị mất chỗ ở và rất dễ gặp nguy hiểm,” ông Russell Geekie chia sẻ, ông là người đại diện của Văn Phòng Liên Hiệp Quốc về Hợp Tác Các Vấn Đề Nhân Đạo, ông cũng từng nhận định rằng ngân sách dành cho nơi trú ẩn của Liên Hiệp Quốc hiện tại “chỉ ở mức một phần năm nguồn quỹ”, 24 phần trăm nhu cầu.
Điều này có nghĩa là khoảng 400.000 người sẽ không nhận được chỗ ở tạm thời nếu như số tiền được gây quỹ không tiếp tục được tăng lên.
Tổ chức viện trợ nhân đạo quốc tế Oxfam đang hành động để thõa đáp nhu cầu của người dân Philippines, nhưng họ vẫn đang phải đương đầu với phạm vi vấn đề quá lớn khi cơn bão mới này vừa góp vào.
“Người dân đang phải đương đầu với việc tìm kiếm nơi trú ẩn ấm áp và an toàn,” Giám đốc Oxfam tại Philippines, ông Justin Morgan chia sẻ.
“Những người vô gia cư tại Philippines sau bão Haiyan nhiều hơn sau trận sóng thần tại Châu Á năm 2004 và với chỉ ba trong số 32 trung tâm di tản còn lại trên đảo Guiuan… đây chính là thảm họa chồng trên thảm họa.”
Mặc dù chính phủ đang làm hết tất cả những gì họ có thể để cung cấp chỗ ở khẩn cấp cho người dân của họ, số người thiếu thốn và vô gia cư sau cơn thiên tai gần đây thật đáng sửng sốt. Tổng thống Benigo đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ từ tháng mười hai, nhấn mạnh rằng Philippines cần được bảo vệ khỏi những cơn bão trong tương lai.
“Từ bây giờ cho đến tháng 12 năm 2014, chúng tôi sẽ phải bận tâm đến những nguồn đầu tư ngắn hạn then chốt như tái xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất và xây dựng những ngôi nhà thạm thời,” ông phát biểu.
“Chúng ta không thể để chính mình rơi vào bẫy của vòng lẩn quẩn giữa tàn phá và tái xây dựng. Chúng ta phải xây dựng lại cho tốt hơn.
“Công việc có sẵn ngay trước mắt chúng ta đó là đẩm bảo cho những cộng đồng phục hồi lại có thể mạnh mẽ hơn, tốt hơn và bền bỉ hơn,” ông khẳng định.
Mặc dù bão Haiyan có sức mạnh chưa từng thấy, đất nước Philippines không lạ gì với những thiên tai; cơn bão này là cơn bão nhiệt đới thứ 25 đánh vào đất nước trong năm 2013.
Ông Morgan gọi Philippines là “một trong những quốc gia phải hứng chịu nhiều cơn bão nhất thế giới”, và nói thêm rằng “việc then chốt đó là chúng tôi nhanh chóng cung cấp nhà ở an toàn và xây dựng những trung tâm tản cư chất lượng cho những ai tiếp tục sống trong những nơi khó khăn và nguy hiểm.”
“Chính phủ đã cam kết xây dựng nhà ở tốt hơn những nhà ở trước đó ở những vùng nghèo trước khi cơn bão Haiyan và những cơn bão vừa qua đã thể hiện rằng việc họ phải giữ lời hứa là quan trọng như thế nào.”
Chính phủ Anh đã đáp lại rất rời rộng sau trận thảm họa này cụ thể là Bộ Phát Triển Quốc Tế đã chi hơn 60 triệu bản Anh và phái hai tàu hải quân hoàng gia, mười một máy bay quân sự và mười sáu chuyến bay cung cấp hàng hóa viện trợ.
Bộ Phát Triển Quốc Tế của Anh cũng đã cung cấp chỗ ở cho 245.000 người, nước uống cho 650.000 và gần 20.000 bộ vệ sinh cá nhân trong số các nguồn viện trợ khác.
Bão Haiyan đã giết chết hơn 6000 người và khiến cho khoảng 4 triệu người vô gia cư. 800.000 người khác cũng đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão gần nhất, nghĩa là vẫn còn một chặng đường rất dài để Philippines có thể tự đứng trên đôi chân mình được.
Ân Điển. Theo: christiantoday.com
Bài vở cộng tác xin gởi về: [email protected]