Các mục sư và các lãnh đạo truyền giáo Cu-ba tại Mỹ đang suy nghĩ cái chết của cố chủ tịch Fidel Castro có nghĩa gì với Hội thánh bị áp bức lâu dài trên một quốc gia đảo. Trong khi đó có những hy vọng rằng nó có thể có ý nghĩa mang lại sự tự do lớn cho những tín hữu. Có nhiều người đang chờ xem điều đó.
Mặc dù Fidel Castro được nuôi dạy trong nền tảng niềm tin Thiên Chúa Giáo và được giáo dục bởi những linh mục dòng Tên Tây Ban Nha, nhưng chính quyền cách mạng của ông theo thuyết vô thần tuyệt đối trong nhiều năm. Nó đưa những người có niềm tin cơ đốc đi lưu đày và tới các trại giáo dưỡng để tái giáo dục cũng như cấm thể hiện lòng mộ đạo nơi công cộng
Sau sự sụp đổ của Xô-Viết năm 1991, chính quyền Cu-ba chấm dứt triết lý vô thần và công bố là một quốc gia bình quyền tôn giáo. Tuy nhiên sự ngăn chặn của chính phủ đối với Hội thánh vẫn tiếp diễn, những mật thám của chính quyền vẫn trà trộn tham gia các trường thần học và trong các nhà thờ.
Dưới đời chủ tịch Raul Castro, em của Fidel, nhận chức vào năm 2008 thì sự hạn chế đối với các Hội thánh được nới lỏng hơn một chút. Ví dụ, hiện tại dễ truyền giáo và xin phép tổ chức những sự kiện nơi công cộng hơn.
Ông Brian Stewart nhà sáng lập ra tổ chức Action Cuba, đã tới đất nước hòn đảo này để tổ chức các lớp Kinh thánh cho các mục sư. Ông ấy rất lạc quan về tương lai của Hội thánh và nói ông ấy coi Fedel Castro là một nhà tư tưởng thực sự trong khi ông Raul lại là một người theo chủ nghĩa thực dụng hơn.
Ông nói với bản tin CBN rằng: “Tôi không nghĩ ông Raul quan tâm nhiều về tư tưởng của bạn là gì hoặc bạn thờ phượng Chúa nào miễn là bạn xử sự như là một người công dân Cu-ba”
Ông cũng nói: “Tôi tưởng tượng rằng Fidel qua đi sẽ gỡ bỏ mọi chướng ngại vật cuối cùng cho mong muốn của vị chủ tịch đương nhiệm hiện đại hóa Cu-ba và khiến đất nước này mở cửa hơn với cộng đồng thế giới”
Điều chưa biết được là ông Fidel đã ảnh hưởng bao nhiêu trên vị trí chủ tịch của người em của ông ta và những chính sách của ông Raul có thể thay đổi ngay sau sự ra đi của cố chủ tịch Fidel
Tiến sỹ Teo Babun là một người Cu-ba sống tha hương và là người sáng lập ra tổ chức Tiếng Vang Cu-ba (Echo Cuba), a tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ đã ủng hộ cho niềm tin và sự tự do tại Cu-ba xúc tiến chuyến đi hoạt động nhân đạo.
Ông Babun nói với bản tin CBN: “sự qua đời của ông Castro dọn đường cho một tương lai sáng rạng hơn. Chúng tôi hy vọng rằng chính phủ Cu-ba sẽ cảm thấy tự do hơn tiến tới sự tự do tôn giáo”.
Tuy nhiên nhiều người tin rằng chính quyền sắp tới của ông Trump có thể ảnh hưởng tới Hội thánh tại Cu-ba nhiều bằng hoặc nhiều hơn là sự qua đời của ông Fidel Castro. Từ khi chính quyền ông Obama rời chính sách cấm vận đã áp dụng cho Cu-ba từ tháng 12 năm 2014, nước Mỹ đã nới lỏng những hạn chế về đi lại. Điều này khích lệ nhiều Hội thánh tại Mỹ tái đầu tư vào các mục vụ và sứ mệnh ở Cu-ba.
Ông Jason Carlisle, chuyên gia Mục vụ truyền giáo Hội thánh Báp-tít Nam Phương, đã liên lạc với nhiều mục sư người Mỹ để dẫn dắt các nhóm truyền giáo tới Cu-ba
Ông Carlisle, Giám đốc Huy động Tây Ban Nha cho Ban Truyền Giáo Quốc Tế nói: “Bất cứ người lãnh đạo nào thấy hào hứng, cố gắng tìm một nơi trên thế giới để được tham gia, để đem Hội thánh tới những nơi thú vị của Đạo Tin Lành, họ đều nghĩ đến Cu-ba”.
Hiện giờ những giáo sỹ tại Mỹ giống như ông Stewar lo ngại chính quyền ông Trump sẽ làm đảo ngược tình hình, thiết lập lại những giới hạn về đi lại. Điều đó có thể sẽ làm chậm lại mối quan hệ hợp tác đang tăng trưởng giữa các Hội thánh của 2 đất nước.
Tuy nhiên các Hội thánh Cu-ba đã và đang chứng minh rằng họ vẫn phát triển mạnh cho dù ở trong những điều kiện bất lợi thế nào đi chăng nữa. Những Hội thánh tư gia đã bùng nổ trên toàn hòn đảo, giữa những sự hạn chế của những tòa nhà. Những giáo sỹ đến và rời khỏi đất nước miêu tả những mùa gặt thuộc linh liên tục tiếp diễn và có sự đói khát Phúc âm.
CTV Bùi Hà
Theo cbn.com
Leave a Reply