Chiến đấu cho quyền cầu nguyện trên sân cỏ

Oneway.vn – Trường trung học Bremerton nổi tiếng đạt giải thành tích trong các trường công lập tiểu bang Washington. Đây cũng là nơi đang diễn ra trận chiến pháp lý liên quan đến một huấn luyện viên bóng đá cầu nguyện, vụ án đã đi đến Tòa án tối cao.

Joe Kennedy yêu thương đội bóng ông đã huấn luyện lâu năm và vẫn tự hào về màu sắc thể thao trường học.

“Tất cả mọi thứ, ngay cả áo phông của tôi cũng là Bremerton Knights!” ông nói. Niềm tự hào đó đã chuyển sang thất vọng vào năm 2015 khi trường học đình chỉ ông vì dám công khai cầu nguyện.

 “Lúc đầu, điều đó thật khó xử, vì tôi chỉ tạ ơn mà thôi. Có vài học sinh đến nói với tôi, ‘ Huấn luyện viên, thầy đang làm gì ngoài đó?’ “Thầy chỉ cảm tạ về những gì các em đã làm được”, Kennedy nói.

Bị sa thải vì cầu nguyện sau trận đấu

Những lời cầu nguyện sau trận đấu của huấn luyện viên Kennedy đã lan truyền sang các cầu thủ và thậm chí các đội khách. Lãnh đạo trường học lo rằng điều này sẽ khiến mọi người nghĩ trường đã chấp thuận việc cầu nguyện công khai của Huấn luyện viên Kennedy, giống như công nhận tôn giáo. Cuối cùng họ đã sa thải Kennedy, và ông cho rằng hành động đó là vi phạm quyền tự do ngôn luận của mình.

“Đừng bắt ai phải lựa chọn giữa việc sống với đức tin và công việc của họ”, Latan Watkins, luật sư của Viện First Liberty, đại diện của Kennedy nói.

Trường hợp của huấn luyện viên thu hút cả những người ủng hộ và chỉ trích

Các luật sư cho rằng trường hợp này liên quan đến tự do ngôn luận và tự do tôn giáo của Mỹ.

“Huấn luyện viên, giáo viên, học sinh không hề làm trái Hiến pháp khi chỉ đi bộ trên sân bóng hoặc trường học”, Watkins giải thích.

Lập trường của huấn luyện viên Kennedy đã làm dấy lên niềm đam mê, với những người ủng hộ có tên tuổi lớn, nhưng đồng thời cũng có những người phê bình cho rằng ông sai. Dori Monson, người dẫn chương trình phát thanh nổi tiếng ở Seattle đã nhắc đến vụ việc trong chương trình của mình.

“Để trở thành một huấn luyện viên thành công, bạn phải có một nhóm học sinh đa dạng,” Monson nói. “Tôi nghĩ rằng một khi huấn luyện viên bắt đầu đưa niềm tin của mình vào trường học, thì tôi nghĩ đó là cả một thách thức để mang những học sinh đó lại với nhau.”

Monson đã từng trải qua vấn đề này. Là Cơ đốc nhân và cựu huấn luyện viên, ông đã lặng lẽ cầu nguyện cho các cầu thủ của mình. Ông quan tâm đến sự đa dạng tôn giáo của đất nước và không đồng ý với cách tiếp cận của Huấn luyện viên Kennedy.

Nhưng Kennedy nhấn mạnh rằng ông không bao giờ bắt buộc học sinh cầu nguyện.

Vi phạm Điều khoản “Tự do tôn giáo” trong Tu chính thứ nhất?

“Có một số phụ huynh nói: ‘Tôi không muốn con tôi tham gia cầu nguyện.’Và tôi tôn trọng điều đó. Đó là quyền của họ với tư cách cha mẹ. Và cầu nguyện không bao giờ là điều gượng ép hay đòi hỏi”. Kennedy khẳng định.

Đầu năm nay, Tòa án Tối cao đã từ chối xem xét vụ án. Tuy nhiên, bốn thẩm phán bày tỏ mối quan tâm rằng liệu việc trường học yêu cầu huấn luyện viên Kennedy ngừng cầu nguyện có vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của ông dựa trên điều khoản “Tự do tôn giáo” trong Tu chính thứ nhất hay không.

“Ý kiến ​​nhỏ đó chính là con đường để chúng tôi chiến thắng trong trường hợp của huấn luyện viên và chúng tôi sẽ đi theo hướng đó ngay bây giờ,” Watkins nói.

Vụ án đã trở lại tòa án huyện. Và huấn luyện viên Kennedy đã trở lại sân vận động để hỗ trợ đội bóng – nhưng từ một góc nhìn khác. Bây giờ ông đang xem các học sinh từ khán đài.

“Tôi biết ơn vì vẫn có thể đến đây và chúng tôi vẫn là một đội. Tôi vẫn thấy những chàng trai trẻ này ở đây và thấy họ ra ngoài để cầu nguyện. Thật tuyệt vời!”, ông nói.

Không còn cay đắng, mà là lên kế hoạch chiến đấu

Trong khi vẫn nhớ các học sinh, ông nói rằng ông không còn cay đắng vì mất việc.

“Tôi đã được ban phước để có thể ở bên các em học sinh trong 8 năm. Điều đó thật tuyệt vời. Tôi nhìn vào phước hạnh của mình thay vì những gì đã mất.”

Tuy nhiên, Kennedy nói rằng đây là một cuộc chiến lớn hơn bản thân ông.

“Tôi có thể cầu nguyện bất cứ nơi nào,” anh nói. “Bạn không thể lấy đi đức tin của tôi. Tôi sẽ đấu tranh cho Hiến pháp và quyền của người dân. Điều đó có ý nghĩa hơn chính bản thân tôi. Tôi sẵn sàng hy sinh để chiến đấu cho Lẽ Thật”.

 

Bài: John Jessup; dịch: Jasmine

(Nguồn: cbn.com)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *