Oneway.vn – Không thể phủ nhận nhà cao tầng là hình ảnh, là một phần của sự phát triển. Bởi đất không thể ‘nở’ ra theo tốc độ phát triển ‘thần tốc’ của con người, của đô thị. Nên có thể nói, nhà cao tầng là một trong số giải pháp…
Bài 1: Từ ‘Skyscraper’ – tháp ngọc Hollywood đến ‘tháp ngà’ Việt Nam
Một cuộc đua
Ở Việt Nam gần đây dường như ngầm có một cuộc đua – đua nhau lập kỷ lục bằng những cái “nhất”, trong đó có nhà cao tầng. Từ Lotte Center 65 tầng, Bitexco 68 tầng, Keangnam 72 tầng rồi Landmark 81 tầng. Nhưng buồn thay cho Landmark 81, vì sắp tới ngôi vị này sẽ thuộc về Empire 88, Spirit of Saigon, Saigon Mê Linh Tower… các tòa nhà này đã và đang được cấp phép thi công, và như thế lần lượt soán ngôi nhau với độ cao ngày càng tăng, dự kiến tòa nhà 108 tầng sắp tới sẽ mọc lên bên cầu Nhật Tân, Hà Nội.
Có thể nói, ở trên cao con người được mở rộng tầm nhìn, cách nhìn, thấy những thứ không thể thấy khi ta dưới thấp! Từ trên cao phóng tầm mắt ra xung quanh hay nhìn xuống thành phố đều rất đẹp. Nhưng dù là nhà hay biệt thự, nếu không có tầm nhìn (view), chúng cũng chỉ như những chiếc ‘hộp’ xếp chồng lên nhau với bề ngoài đẹp đẽ, sang cả, nhưng bên trong chứa đầy hiểm họa.
Và điều muốn nói chính là chúng ta có nhiều nhà cao tầng, nhà chọc trời, nhưng cái thiếu chính là tầm nhìn. Chúng ta xây nhà cao tầng, ngoài kinh doanh chắc chắn có phần ganh đua: tòa nhà phải mang đậm dấu ấn cá nhân, công ty, tập đoàn; phải cao nhất thành phố, nhất nước, nhất châu Á, nhất quả đất! Trong khi cơ sở hạ tầng, đường sá ở ta ai cũng biết, chỉ cần một cơn mưa không quá lớn, “phố bỗng là dòng sông uốn quanh…” (*) do ngập lụt, kẹt xe, ô nhiễm.
“Những toan tính trong lòng là việc của con người, nhưng câu trả lời đến từ Đức Giê-hô-va”
“Mưu sự tại nhân…”
Kiến trúc sư người Mỹ – Carlos Zapata – người thiết kế tòa nhà Bitexco từng chia sẻ: “Cạnh tranh về độ cao không ý nghĩa gì, bởi bất cứ độ cao nào cũng có thể bị vượt qua một cách dễ dàng”. Và cứ thế, hết tòa nhà này đến tòa tháp khác vượt qua nhau nhắc chúng ta nhớ đến một câu chuyện Kinh Thánh. Để thỏa mãn bản tính tự cao, người Do Thái thời đó đã họp bàn nhau xây tháp Babel: “Nào, chúng ta hãy xây cho mình một thành và dựng một tháp có đỉnh cao đến tận trời để chúng ta được nổi danh và không bị tản lạc khắp trên mặt đất” (Genesis/Sáng Thế Ký 11:4).
Có thể thấy nhu cầu lưu danh có sẵn trong máu loài người tự cổ chí kim.
Cũng từ nơi cao, tận các tầng mây, Đức Chúa Trời nhìn thấy hết việc con người làm, cả những điều lòng người mưu định. Tầm nhìn của Chúa vượt không gian, thời gian, từ khởi nguyên cho đến vô cùng, trong đó có sự khởi đầu và kết thúc cuộc đời nhỏ nhoi của tất cả chúng ta. Kinh Thánh chép: “Vì từ nơi thánh trên cao, Ngài nhìn xuống, từ trên trời, Ngài xem xét thế gian” (Psalms/Thi Thiên 102:19); và “Những toan tính trong lòng là việc của con người, nhưng câu trả lời đến từ Đức Giê-hô-va” (Psalms/Châm Ngôn 16:1), nói theo kiểu người Việt: “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”.
Con người có thể xây những tòa tháp cao ngất, chọc trời, bất chấp an nguy của chính mình, của mọi người; nhưng cuộc sống luôn có những điều không phải con người muốn là được, trong khi kẻ thù: satan, cái ác luôn rình rập, chực chờ, “kẻ thù nghịch anh em là ma quỷ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (1 Peter/I Phi-e-rơ 5:8). Tòa tháp đôi ngất trời WTC, Trung tâm thương mại Thế giới cao 110 tầng – niềm tự hào của người Mỹ – đã sụp đổ trong phút chốc, cuốn theo trên 3.000 nhân mạng và bao nhiêu thành trì, trong đó chắc chắn có lòng kiêu ngạo của con người, của kẻ mạnh, nước giàu, sự ỷ lại vào của cải vật chất…
Mọi sự kiêu ngạo phải bị hạ xuống
Sau thảm họa, gần như cả nước Mỹ phải quỳ gối xuống ăn năn trước mặt Chúa. Người Mỹ cũng thừa sức xây lại một hay nhiều tòa tháp mới ngay trên đống đổ nát, nhưng họ đã không làm thế. Thay vào đó, họ xây dựng Khu tưởng niệm và Bảo tàng 11/9 để tưởng nhớ những người đã khuất; bên cạnh danh tánh công dân đủ mọi quốc tịch là hàng trăm lính cứu hỏa đã hy sinh mạng mình để cứu người.
Tục ngữ Việt có câu: “Người tính không bằng trời tính”. Con người vĩnh viễn không bao giờ cạnh tranh nổi sức mạnh với Trời. “Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối Ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng Ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu” (Isaiah/Ê-sai 55:9).
Xã hội càng hiện đại càng có nhiều người không tin vào Chúa Trời, vào Thiên mệnh, họ cho rằng số mệnh của mình trong tay mình, do mình quyết định, chỉ cần cố gắng làm việc, tu dưỡng… là có thể làm chủ, có thể điều khiển được số mệnh mình.
Tuy nhiên, “Thuận Thiên thì nhàn, nghịch Thiên thì khổ”. Thuận ý Trời mưu sự sẽ thành, còn nghịch Trời, chống Trời ắt bại. Bởi con người là tạo vật của Đức Chúa Trời, nên càng xa rời chân lý, càng tẽ tách với Đạo Trời, không thừa nhận “thành sự tại Thiên” thì con người càng thất bại; và thất bại lớn nhất đó chính là mất linh hồn mình.
Kính lạy Cha Thiên Thượng, kiêu ngạo là bản chất của satan – kẻ chống Chúa. Vì vậy, xin giúp chúng con luôn giữ mình trong sự khiêm nhường, không vướng vào mưu kế của kẻ dữ; đồng thời gìn giữ mình trong sự yêu mến, kính sợ và tin cậy Chúa. Mọi tấm lòng kiêu ngạo phải bị hạ xuống, để Đức Chúa Trời phải được tôn cao trên xứ sở chúng con.
Bài 1: Từ ‘Skyscraper’ – tháp ngọc Hollywood đến ‘tháp ngà’ Việt Nam
(Mời các bạn xem tiếp bài 3: Những ngọn ‘tháp Ba-bên’ đầy dẫy đất)
Thảo Phạm
(*): Lời một bài hát của NS Trịnh Công Sơn – “Em còn nhớ hay em đã quên”
Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email tintuc@oneway.vn.
“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).
Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!
Leave a Reply