Oneway.vn – Hàng năm vào mùa thu, không khí trở nên trong lành và mát mẻ, và cuối tháng 10 được đánh dấu bằng một ngày lễ kỷ niệm mà chúng ta gọi là Halloween.(Ảnh: churchleaders)
Tuy nhiên, ngày 31/10 cách đây hơn 500 năm có một điều vĩ đại đã xảy ra mà Cơ Đốc nhân cần được biết đến. Vào ngày 31/10/1517, một người đàn ông tên là Martin Luther đã đóng một tập tài liệu lên cửa nhà thờ Lâu Đài Wittenberg. Tài liệu độc nhất đó, được chúng ta biết đến với tên gọi 95 Luận Đề, thực sự đã châm ngòi cho cuộc Cải Chánh vĩ đại và khiến cho Giáo Hoàng cũng như toàn bộ dân thành Rô-ma căm ghét Martin Luther đến tột độ.
Giáo Hội Công Giáo đã xuyên tạc sứ điệp ân điển bằng cách bán bùa xá tội để ban sự tha tội. Martin Luther chứng kiến và cam/cảm thấy quá đủ rồi. Sau khi được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời, ông được Đức Thánh Linh cảm động để đứng lên chống lại sự dạy dỗ của Rô-ma. Niềm đam mê đó dựa trên tình yêu của ông dành cho Kinh Thánh, nhưng quan trọng nhất – tình yêu của ông dành cho Đấng Christ của Kinh Thánh.
Tình yêu đã thúc giục Luther hy sinh chính mình
Để hiểu được tầm quan trọng về lập trường của Luther vào năm 1517, chúng ta phải hiểu môi trường tôn giáo và luật lệ mà Luther đã sống. Ông đã tham gia vào hệ thống Công Giáo. Tất cả những ai thuộc Giáo Hội Công Giáo đều bị buộc phải phục tùng Giáo Hoàng và luật lệ của ông, nếu không họ sẽ phải đối diện với việc bị dứt phép thông thông – =hoặc thậm chí là cái chết! Tình yêu của Luther dành cho Lời Chúa (được ông gọi là Lời bên ngoài) đã thúc giục ông bác bỏ bùa xá tội và ý nghĩa sai trật về sự tha tội do Giáo Hội Công Giáo ban hành.
(Ảnh: The Gospel Coalition)
Khi Luther nói: “Tôi đang đứng ở đây…” đó là một lập trường phản đối thanh sạch – không phải một tham vọng ích kỷ. Luther chưa bao giờ có ý định muốn nổi tiếng, hay muốn châm ngòi cho một cuộc cải cách hoặc muốn được “gắn thẻ” tên của mình trên hàng nghìn trang blog trong tương lai! Luther đã được thôi thúc bởi tình yêu dành cho Lời Chúa, là điều đã thúc giục ông đứng lên chống lại một gã khổng lồ đầy uy quyền – ngay cả khi điều đó khiến ông phải trả giá bằng mọi thứ. Ngay cả khi điều đó khiến ông phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Tình yêu của Luther đã thúc giục ông hy sinh thời gian và sức lực
Tình yêu sâu sắc của Luther đã dẫn đến sự nỗ lực nghiêm túc trong Lời Chúa. Martin Luther không phải là kẻ biếng nhác. Không ai có thể lãnh đạo một cuộc cải cách mà lại làm chức vụ cách hời hợt. Tình yêu của Luther dành cho Lời Chúa đã dẫn đến công tác đồng nhất tiếng Đức và làm giàu cho tiếng Đức bằng bản dịch Kinh Thánh của mình. Luther đã không sử dụng ứng dụng Logos hoặc bất kỳ chương trình máy tính nào trong công tác dịch thuật của ông. Sự nỗ lực mãnh liệt và không dao động ấy là kết quả của tình yêu mà Luther dành cho Lời Chúa.
“Chúa Nhật 5:00 sáng nhóm thờ phượng với bài giảng về Thư Tín, 10:00 sáng với bài giảng về Phúc m, buổi chiều với sứ điệp về Cựu Ước hoặc giáo lý. Bài giảng vào Thứ Hai và Thứ Ba về Giáo Lý; Thứ Tư về Ma-thi-ơ; Thứ Năm và Thứ Sáu về thư tín của Các Sứ Đồ; và Thứ Bảy về Giăng”. Dù thời thế đã thay đổi kể từ những năm 1500, song cần lưu ý rằng Luther đã rất hăng say rao giảng Lời Chúa. Đó là điều đã thôi thúc và thêm sức cho những khát khao của ông. Luther gọi Lời Chúa là “Lời bên ngoài” và Lời Bên Ngoài đó đã chi phối những niềm đam mê cháy bỏng bên trong Luther.
“Năm 1522, ông đã giảng 117 bài giảng ở Wittenberg và 137 bài giảng trong năm tiếp theo. Năm 1528 ông đã thuyết giảng gần 200 lần, và từ năm 1529 chúng ta có 121 bài giảng. Vậy, trung bình trong bốn năm đó, cứ hai ngày rưỡi lại có một bài giảng”. Cũng cần lưu ý rằng bài giảng của Luther không phải là một sứ điệp được rao giảng lại mỗi tuần. Bài giảng của Luther là một phần trong quá trình nghiên cứu chuyên sâu diễn ra hàng ngày của ông. Martin Luther đã dịch, viết và thuyết giảng mà không cần “sự trợ giúp” hiện đại sẵn có của máy tính, Internet và hàng nghìn bài chú giải mà chúng ta hiện có ngày nay chỉ bằng một cú nhấn. Nói tóm lại, Martin Luther là một người sẵn sàng làm việc nặng, ông sống để rao giảng Lời Chúa – và kết quả là ngày nay chúng ta vẫn nói về ông. Cuộc đời của Luther đã gây tiếng vang trên toàn thế giới cũng như cung cấp những tác phẩm vẫn còn đáng để đọc.
John MacArthur từng nói trong một bài giảng rằng: “Bạn không thể chỉ lăn ra khỏi giường và rồi lãnh đạo một cuộc cải cách”.
Tôi tin ông nói đúng. Không ngẫu nhiên mà Luther lãnh đạo một cuộc cải cách. Phong Trào Cải Chánh Giáo hội là kết quả của quá trình nghiên cứu không ngừng nghỉ và sự rao giảng Lời Chúa đầy hăng say của một cuộc đời khiêm nhường.
Bài: Dr. Josh Buice; dịch: Ruth
(Nguồn: churchleaders.com)