Con tôi bị ‘tay chân miệng’, muốn được chữa lành

Oneway.vn – Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus khá phổ biến ở trẻ em với các triệu chứng như sẩn da, nổi bóng nước, viêm loét ở tay, chân, mông, gối, khủyu tay, miệng…

Ảnh minh họa.

Bệnh do nhóm virus Enterovirus, nhóm này lại có nhiều chủng nhỏ khác nhau. Ví dụ Coxsakievirus A16 là virus gây bệnh phổ biến nhất nhưng thường nhẹ, tự hết và ít biến chứng. Nhưng Enterovirus, đặc biệt là Enterovirus 71 là loại gây biến chứng nguy hiểm, có thể tử vong; tuy nhiên số ca nhiễm virus này không nhiều.

Nhưng bạn đừng quá lo lắng, vì đa số các ca nhiễm tay chân miệng sẽ tự hồi phục, không biến chứng trong 7-10 ngày. Tuy nhiên, mất nước là hiện tượng phổ biến nhất của bệnh này, do virus Coxsackievirus khiến trẻ đau họng, không chịu ăn uống. Một số ít trường hợp đặc biệt nhiễm Enterovirus 71 có thể biến chứng viêm não nghiêm trọng, dẫn đến tử vong.

Rất dễ lây lan

Bệnh rất dễ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, miệng, nước miếng, bóng nước và phân người bệnh, nhất là trong tuần đầu tiên.

Lưu ý, bệnh không lây truyền qua súc vật hoặc thú nuôi trong nhà; đa số xảy ra cho trẻ dưới 10 tuổi, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, và trẻ càng nhỏ càng dễ bị nặng. Trẻ lớn hoặc người lớn có miễn dịch nên ít bị hơn, nhưng cá biệt cũng có những ca ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành.

Thông thường thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày. Sốt là triệu chứng thường gặp đầu tiên, trẻ thường sốt 1-2 ngày đầu với các dấu hiệu chung như kém ăn, mệt mỏi, đau họng… Sau sốt sẽ bắt đầu có những vết chấm đỏ trong miệng, phát triển dần thành bóng nước và vỡ ra thành vết loét trên lưỡi, lợi, vòm hầu, vòm họng…

Mẩn da cũng xuất hiện trong thời gian này, đó là những chấm đỏ phẳng hoặc sần, có thể phát triển thành bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, khuỷu tay và đầu gối. Một số ít trường hợp trẻ biến chứng nặng, rất cần được theo dõi sát sao và điều trị chuyên biệt, kịp thời.

Dấu hiệu & điều trị

Trẻ bị sốt cao từ 39 độ C trở lên hoặc sốt trên 2 ngày; ói mửa, lừ đừ; thở nhanh, thở khó; quấy khóc; giật mình, hốt hoảng; run, giật cơ; yếu chi; mất thăng bằng khi đi đứng; da nổi mẩn đỏ, bóng nước…

Như đã nói trên, bệnh do siêu vi và thường tự hết, nên đa số trẻ chỉ cần điều trị hỗ trợ trong thời gian bệnh và chờ… tự hết. Trẻ bị viêm loét miệng lưỡi rất đau, thường quấy khóc, không ăn uống nên dễ bị mất nước, hạ đường huyết. Cần uống thuốc giảm đau, khuyến khích ăn thức ăn lỏng, mềm, nhiều nước và ăn nhiều lần. Các thực phẩm lạnh như yaourt, kem, nước đá… đều có thể dùng nếu trẻ cảm thấy giảm đau ở các vết loét.

Đối với các trường hợp nghi ngờ biến chứng qua thần kinh, các bác sĩ sẽ quyết định cho trẻ nhập viện để theo dõi, điều trị chuyên biệt, kịp thời. Vì bệnh có thể biến chứng rất nhanh, phát hiện trễ và để qua “thời điểm vàng”, việc điều trị sẽ ít hiệu quả.

Ảnh minh họa.

Trẻ đã bị một lần có tái nhiễm?

Bệnh tay chân miệng vẫn có thể bị lại nhưng với chủng loại virus khác. Hiện bệnh không có thuốc đặc hiệu, cũng không có vaccine phòng ngừa. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm có thể giảm nếu trẻ được giữ vệ sinh tốt. Cụ thể: thường xuyên rửa tay bằng xà bông, đặc biệt sau khi chạm vào các vết loét của người bệnh.

Lau sạch các đồ chơi nghi nhiễm, có thể tiệt trùng bằng nước tẩy rửa pha loãng. Tránh tiếp xúc gần như ôm hôn, dùng chung chén, muỗng nĩa… với người bệnh. Trẻ rất dễ nhiễm bệnh tại các lớp học, nơi vui chơi tập thể như công viên, nhà banh, hồ bơi… Trẻ nhiễm bệnh cần được cách ly cho đến khi khỏi hoàn toàn (thường sau 7-10 ngày). Dạy trẻ che miệng, mũi khi hắt xì, ho… Tã, giấy chùi, khăn ướt của trẻ bệnh cần cho vào bịch rác, đậy hoặc cột lại kỹ càng.

Cần giữ sạch nhà cửa, trường lớp… vì bệnh rất dễ lây, nhất là trong 7 ngày từ khi phát bệnh, vì vậy cần cách ly trẻ khỏi trường lớp, khu vui chơi, theo dõi sát sao tại nhà, để ý và nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm để cho trẻ nhập viện hoặc tái khám. Rửa tay, vệ sinh tốt, hạn chế tiếp xúc với dịch cơ thể người bệnh chính là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất.

Con tôi bị bệnh, muốn được chữa lành nhưng tôi chưa là Cơ Đốc nhân, tôi phải làm sao?

Bạn cần tin nhận Chúa và cầu nguyện để nhận sự chữa lành cho con cái, người thân không chỉ bệnh tay chân miệng? Bạn có thể cầu nguyện như sau: “Thưa Chúa, con đồng ý tin nhận Chúa, tin vào lời hứa chữa lành, hồi phục của Ngài. Con tin vào phép lạ, vào quyền năng tha thứ và giải cứu của Chúa. Hôm nay, con đồng ý tiếp nhận những lời hứa này cho con của con là: …  Con nhận biết rằng mọi sự đều có thể với Chúa, nên con lấy đức tin cầu xin Chúa bắt đầu công việc vĩ đại của Ngài trên chúng con. Con tin sự bình an và quyền năng siêu nhiên của Ngài sẽ chữa lành một cách kỳ diệu con của con. Con cầu nguyện trong Danh Chúa Jesus. Amen!”

Hãy liên lạc với chúng tôi qua email [email protected] hoặc Fanpage Oneway.vn. Chúng tôi rất sẵn lòng cầu thay cho bạn và gia đình, đồng thời hướng dẫn bạn trong bước đầu mới tin nhận Chúa. Nguyện Chúa ban phước cho bạn.

Thảo Phạm tổng hợp

Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].


“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta
” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).

Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *