Oneway.vn – Nghiện game là một thực trạng nhức nhối ảnh hưởng lớn đến giới trẻ nói riêng, toàn xã hội nói chung. Kết quả Điều tra quốc gia 7/2018 cho biết: tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay sử dụng Internet làm phương tiện giải trí nhiều hơn tìm kiếm thông tin để học tập, trong đó, 61,4% sử dụng Internet để chơi game.
Hại, hại, hại & hại…
Nghiện game hiện là một trong số nguyên nhân quan trọng gia tăng chứng rối loạn tâm thần trong giới trẻ, khiến tội ác gia tăng và tội phạm ngày càng trẻ hóa. Xuất phát từ nhu cầu giải trí, nhưng thế giới ảo này lại đang dần biến nhiều thanh thiếu nhi, giới trẻ thành những con nghiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội.
Theo các chuyên gia, game online có yếu tố gây nghiện, làm lệch chuẩn hành vi của người chơi bởi nó tác động mạnh mẽ đến tâm lý người chơi. Về phương diện cảm xúc, biểu hiện đầu tiên là lệ thuộc vào game và ảo tưởng về sự “vĩ đại” của bản thân. Nhiều game thủ không ngần ngại đánh đổi tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu… – các giá trị thật, chạy theo những giá trị ảo trong game.
Không hề thua kém các con nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc, nghiện game chính là nguyên nhân của vô số hệ lụy xã hội như bỏ học, tụ tập bạn game, sống ảo, đánh nhau, thậm chí trộm cắp, cướp giết để có tiền thỏa mãn các cơn nghiện…
Một bạn trẻ nếu dành đến 3-4 tiếng đồng hồ/ngày cho game đã là con nghiện của game. Các triệu chứng của nghiện game như thức đêm ‘cày’ game, đảo lộn sinh hoạt thường ngày; suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, bị ám ảnh bởi những hình ảnh, nhân vật trong game; cảm thấy bồn chồn khi không được lên mạng, chơi game; mất khả năng tập trung cho việc học hay công việc hàng ngày; mất khả năng kiểm soát suy nghĩ, hành vi, lời nói, cử chỉ: nói dối, dễ nổi nóng, cáu gắt khi bị nhắc nhở, ngăn cấm… Học lực sa sút, không quan tâm đến thế giới xung quanh; nhiều game thủ quên cả việc vệ sinh cá nhân, quần áo, tóc tai, răng miệng hôi hám khi các em “ăn game, ngủ game, sống game, thậm chí chết vì game”. Bởi thế, cá biệt nhưng cũng không hiếm game thủ phải vào bệnh viện tâm thần hay đột quỵ, đột tử tại chỗ khi đang chơi game.
Thật không khó khi tìm và dẫn chứng tác hại của nghiện game, chỉ có thể tóm gọn lại là: “Hại, hại & hại”. Vậy nên bạn bè, người thân, nhất là con cái bạn đang nghiện game? Cần giúp ‘bệnh nhân’ sớm từ bỏ bằng… cai nghiện. Đối với các bậc phụ huynh, có con cháu nghiện game quả là một cơn ác mộng. Dưới đây là 9 cách phổ biến bạn có thể áp dụng để phòng tránh, ‘cắt cơn’ và cai nghiện cho con.
9 ‘bí kíp’ cắt cơn & cai nghiện game tại nhà cho con
1. Tránh bạo lực: Đánh con chứng tỏ bạn yếu đuối, bất lực. Càng đánh, trẻ sẽ càng lì đòn, phản tác dụng, nhiều trường hợp bỏ nhà đi bụi, càng sa vào nghiện ngập, tội lỗi. Vậy nên, bạo lực là điều cấm kỵ đối với trẻ bình thường, và đặc biệt đối với trẻ nghiện game. Càng không đổ lỗi cho con, dù biết rằng trẻ có lỗi, nhưng cần nhìn lại bản thân xem thời gian qua mình có gần gũi, trò chuyện và lắng nghe con như một người bạn?
2. Tránh cực đoan: Cụ thể xem game là xấu, là tội lỗi, bạn cố ý tỏ cho trẻ biết rằng bạn cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, thất vọng… vì trẻ nghiện game, vì bạn có đứa con, đứa cháu nghiện game. Thực tế bản thân game không xấu, nó chỉ xấu khi con người lạm dụng, nghiện ngập.
3. Bầu không khí gia đình: Con cái không vui, không muốn về nhà, không muốn gặp cha mẹ, chỉ muốn vùi đầu vào game… khi cha mẹ có đời sống hôn nhân không hạnh phúc, bầu không khí gia đình luôn cãi vã, nặng nề; hoặc cha mẹ quá ham mê công việc, tiền bạc, thiếu quan tâm con cái.
4. Cho con quyền và cơ hội chọn lựa: Ví dụ học tốt, điểm số, kết quả học tập bao nhiêu (…) mới được chơi game. Chỉ được chơi ngay trong nhà, không được ra tiệm net; hạn chế thời gian (sau khi học và làm bài xong, bấm giờ), chịu sự kiểm soát của ông bà cha mẹ bằng những game giải trí lành mạnh, không bạo lực…
5. Đăng ký cho con học và chơi thể thao: Giữ cho con bận rộn ngoài giờ học bằng cách tập cho con ham thích và chơi ít nhất 1 môn thể thao như bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, đá cầu, dance-sport (khiêu vũ thể thao), võ thuật; hay thể thao trí tuệ như cờ vua, cờ tướng, cờ vây…
6. Hướng cho con mê nghệ thuật: Xem con thích gì, có năng khiếu gì, khuyến khích con học và chơi ít nhất 1 loại hình nghệ thuật như học đàn, hát, vẽ, múa, khiêu vũ…
7. Mua sách, đọc sách với con: Hướng con ham mê đọc sách, nghiên cứu, tìm tòi từ nhỏ bằng cách chính cha mẹ phải làm gương, ham mê đọc sách. Nhà bạn có thể thiếu thốn bất cứ tiện nghi nào, nhưng nhất thiết phải có phòng đọc (thư viện gia đình), hay ít nhất cũng có giá, kệ sách.
8. Hạn chế cho tiền: Dạy trẻ xài tiền và cho nhiều tiền để tiêu là một trong số nguyên nhân làm hư con trẻ. Thương con, sợ con không có tiền ăn uống, tiêu xài, không bằng chúng bạn… nên cha mẹ thường giúi cho trẻ nhiều tiền. Tiền rủng rỉnh trong túi tạo cơ hội cho bạn bè rủ rê và bản thân trẻ rất dễ bị cám dỗ bước vào các tiệm net…
9. Làm việc nhà: Cho con tham gia làm việc nhà là tập cho con thói quen có trách nhiệm, cùng chia sẻ, gánh vác trách nhiệm trong gia đình với cha mẹ, ông bà. Có trách nhiệm với gia đình, trẻ sẽ có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng xã hội…
Xem thêm:
Lan tỏa văn hóa Cơ Đốc để hạn chế cái ác
NGƯỜI DO THÁI DẠY CON XÀI TIỀN
Mỗi ngày có 200 người Việt chết vì ung thư
Trầm cảm sau sinh – kẻ giết người thầm lặng
Cai nghiện game hiệu quả bằng Phúc Âm
Các chương trình cai nghiện bằng Phúc Âm (không chỉ game, nhưng cả ma túy, rượu, thuốc lá…). Họ là những người nghiện trước khi tin Chúa, hiện đã được giải thoát nên lập trung tâm chia sẻ, hướng dẫn cho những người cùng cảnh ngộ với mình. Tại đây, con bạn sẽ được nhận vào giúp đỡ miễn phí, được ‘cắt cơn’ bằng tình yêu thương và lời cầu nguyện…
Xin được giới thiệu một số địa chỉ và đường dây nóng để các bạn có thể đưa con cái, người thân đến hoặc chia sẻ cho nhiều người cùng biết để được cứu giúp, giải thoát khỏi xiềng xích của nghiện ngập.
* Miền Bắc:
1. Trung tâm giải cứu Aquila: http://aquilacenter.org
Thôn Đồng Vỡ, xã Phú mãn, huyện Quốc Oai, Hà Nội; ĐT: 0975 090 345; đường dây nóng: 0979.701.919; 0904.803.619; phụ trách: Mục sư Nam Quốc Trung.
2. Trung tâm Giải cứu Bê-tên:
Sơn Tây, Hà Nội; ĐT: 0984 464 644; phụ trách: Mục sư Nguyễn Thế Trung.
* Miền Nam:
1. Trung tâm giải cứu Gia đình Nissi:
Xã Long Thượng, Cần Giuộc, Long An. ĐT: 0904.777.370; 0901 .104.370
Phụ trách: Mục sư Lê Minh Phương.
2. Trung tâm giải cứu Emmanuel:
Quận 8, TP.HCM; ĐT: 0903.970.632; phụ trách: Mục sư Đinh Thanh Hùng
3. Trung tâm giải cứu Nhà yêu thương:
Anh Nguyễn Trọng Đoàn, ĐT: 0982.001.234
Ngoài ra, hãy liên hệ và chia sẻ câu chuyện của bạn với chúng tôi bạn nhé. Chúng tôi sẽ hướng dẫn, hỗ trợ bạn và con bạn. Để lại tin nhắn, số điện thoại liên lạc hoặc inbox cho chúng tôi.
Thảo Phạm
Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].
“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).
Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!
Leave a Reply