Cuộc Tranh Luận Giữa Bill Nye Và Ken Ham: Tiến Hóa Hay Tạo Hóa?

Vào tối thứ hai tuần vừa qua, trong cuộc tranh luận giữa nhà khoa học theo chủ nghĩa Tạo Hóa, ông Ken Ham và nhà khoa học theo chủ nghĩa Tiến Hóa, ông Bill Nye, hai nhà khoa học đã có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về nguồn gốc của loài người và tranh luận về vấn đề về quan niệm chủ nghĩa Tạo Hóa có thể tồn tại trong kỷ nguyên khoa học hiện đại được hay không. Sự kiện được diễn ra tại Bảo Tàng Sáng Tạo ở tiểu bang Kentucky, và được hướng dẫn bởi nhà báo Tom Foreman đến từ đài CNN.

bill-nye-and-ken-ham

Ông Ken Ham là Chủ tịch và là nhà đồng sáng lập tổ chức Answers in Genesis (AIG) – Những Câu Trả Lời Từ Sách Sáng Thế Ký – một tổ chức nhằm bảo vệ và công bố lẽ thật Lời của Đức Chúa Trời và sự vinh hiển của Phúc Âm Con Ngài, là Đức Chúa Giê-xu Christ. AIG tin rằng sách Sáng Thế Ký dạy về sáu ngày sáng tạo theo đúng nguyên nghĩa, và họ cung cấp những bằng cứ về quyền tể trị của Đức Chúa Trời trên sự sống tại Bảo Tàng Sáng Tạo ở tiểu bang Kentucky, Mỹ.

Ông Ham đã thách thức nhà khoa học theo chủ nghĩa Tiến Hóa, ông Bill Nye, người được biết đến rộng rãi với chương trình khám phá khoa học của ông, “Bill Nye the Science Guy” (Tạm dịch: Bill Nye – Bác Khoa Học), sau khi ông Nye tung ra một đoạn phim ngắn trên YouTube kêu gọi các bậc phụ huynh đừng dạy con của họ về sự Sáng Tạo. Trong đoạn phim ngắn mang tên “Creationism is Not Appropriate for Children” (Tạm dịch: Chủ nghĩa Tạo Hóa không phù hợp cho thiếu nhi), ông Nye tiên đoán rằng những người tin vào câu chuyện sáng tạo trong Kinh Thánh sẽ không có hứng thú đối với sự cách tân khoa học, và sẽ trở thành những cử tri không hiểu biết về khoa học, là những người sẽ khiến nước Mỹ đánh mất đi vị thế dẫn đầu đổi mới kỹ thuật của mình.

Trong sự kiện vào đêm thứ hai này, ông Ham và ông Nye có cơ hội trình bày bài thuyết trình của mình trong vòng ba mươi phút và phản hồi lại những nhận xét của đối phương trong thời gian phản biện. Họ cũng tham gia vào phiên Hỏi Đáp với khán giả vào cuối chương trình.

Ông Ken Ham đoán đúng phần chơi xấp ngửa và dành quyền trình bày trước.

Một số người vô thần không tin rằng những người tin theo chủ nghĩa Tạo Hóa lại được cho là nhà khoa học; ông Ham đã tranh luận rằng từ “khoa học” – về cốt lõi, nó có nghĩa là “sự hiểu biết” – đã bị những người vô thần đánh cắp. Có những loại kiến thức khác nhau, ông giả thích: khoa học quan sát (sử dụng phương pháp khoa học để nghiên cứu những điều có thể quan sát được), đây là thể loại được các nhà khoa học sử dụng để tạo ra công nghệ, và khoa học về nguồn gốc – hay lịch sử – (những điều không thể quan sát được), là tri thức liên quan đến quá khứ. Nguồn gốc con người là một chủ đề rất quan trọng để thảo luận bởi vì sự sáng tạo chi phối quan điểm của con người về cuộc sống và cách họ suy nghĩ về thế giới bên kia. Trong bài phát biểu mở đầu của mình, ông Ham đã chiếu một đoạn phim ngắn về những nhà khoa học lỗi lạc tin theo chủ nghĩa Tạo Hóa; chẳng hạn như một nhà thiên văn học và người đã phát minh ra máy MRI để làm chứng rằng họ tin vào câu chuyện sáng tạo trong Kinh Thánh. Chính vì vậy, ông Ham chứng minh rằng tuyên bố của ông Nye đó là những người theo chủ nghĩa Tạo Hóa không hiểu biết khoa học và không hứng thú với sự đổi mới là điều sai.

Ông Ham cũng giải thích rằng những nhà khoa học vô thần cũng sử dụng một phần quan niệm Cơ Đốc khi họ thực hiện thử nghiệm khoa học; các nhà khoa học đều mượn quy luật của tự nhiên, quy luật lô-gic, và tính không thay đổi của tự nhiên khi đưa ra những tiên đoán về tương lai. Thực ra những quy luật của tự nhiên không thay đổi một cách tùy tiện là điều cốt yếu cho các tiên đoán khoa học. Ông đã đưa ra câu hỏi cho ông Nye, “Làm sao ông có thể giải thích những quy luật lô-gic và những quy luật của tự nhiên từ quan điểm nhìn thế giới từ góc cạnh tự nhiên mà loại bỏ sự tồn tại của Đức Chúa Trời?” Thực ra việc chúng ta không thể quan sát những sự việc trong quá khứ chính là điều đã phân biệt giữa khoa học quan sát và khoa học lịch sử. “Cho dù bạn là một nhà khoa học theo chủ nghĩa Tạo Hóa hay Tiến Hóa; tất cả nhà khoa học đều có cùng nền khoa học thực nghiệm hay là quan sát,” ông Ham nói, và không có một nhà khoa học nào có thể quan sát trong quá khứ. Mặc dù họ có thể có cùng một chứng cứ, các nhà khoa học diễn giải chứng cứ ấy khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của họ – có thể đó là chủ nghĩa tự nhiên hoặc là dựa vào câu chuyện sáng tạo trong Lời của Chúa.

 Ông Ham cũng lý giải rằng những gì các nhà khoa học theo chủ nghĩa Tiến Hóa tin về con người không đặt trên nền tảng khoa học quan sát sát của họ. “Ông có thể nêu lên một ví dụ về công nghệ chỉ được phát triển từ quan niệm những phân tử tiến hóa thành con người hay không?” ông hỏi ông Nye, ám chỉ rằng khoa học quan sát và công nghệ không liên quan đến niềm tin của ông về sự tiến hóa.

Nếu chủ nghĩa Tạo Hóa là đúng, vậy chúng ta sẽ phải tìm kiếm bằng chứng xác minh rằng một thế lực khôn ngoan đã tạo nên sự sống, và muôn thú bắt đầu sinh sôi. Cũng cần phải tìm kiếm bằng chứng cho trận lũ lụt trên phạm vi toàn cầu trong thời đại Nô-ê, và bằng chứng xác minh rằng chỉ có một chủng tộc ra từ A-đam và Ê-va; tất cả các bằng chứng đó đều được khoa học chứng minh, ông Ham chứng thực.

Thuật ngữ “tiến hóa” cũng đã bị những người vô thần đánh cắp, ông Ham nói; những người theo chủ nghĩa Tạo Hóa tin rằng những loài tự chúng thay đổi theo thời gian (những giống chó khác nhau), nhưng không có bằng chứng quan sát được nào chứng minh một loài (chó) có thể biến đổi thành một loài khác (voi). Những người ủng hộ thuyết Tiến Hóa thừa nhận rằng đây là điều hẳn đã xảy ra, tuy nhiên, vì họ không thể giải thích nguồn gốc của loài người; họ bèn dùng thuật ngữ “tiến hóa” như một chiêu nhử mồi lật lọng, và áp dụng nó vào khoa học lịch sử như thể nó là điều có thể quan sát được. Chính vì vậy mà các học sinh ở trường được dạy về thuyết tiến hóa như một sự thật được chứng minh kỹ càng, và không được cung cấp bằng chứng quan trọng về câu chuyện sáng tạo trong Kinh Thánh như là một mô hình nguồn gốc các loài có thể tồn tại được.

“Học sinh đang bị truyền bá bởi những thuật ngữ lộn xộn,” ông Ham tuyên bố – những thuật ngữ “đang được sử dụng để áp đặt một tôn giáo chống lại Đức Chúa Trời trên những thế hệ học sinh không ngờ vực.” Ông Ham thách thức các nhà khoa học theo chủ nghĩa Tiến Hóa thừa nhận các khía cạnh niềm tin trong thuyết khoa học của họ; những người vô thần tuyên bố rằng họ không muốn chủ nghĩa Tạo Hóa được dạy ở trường học vì nó dựa trên nền tảng tôn giáo, tuy nhiên những người theo chủ nghĩa Tiến Hóa lại dùng hệ tư tưởng về tự nhiên của họ mà chính nó đã là một tôn giáo để áp đặt lên học sinh.

Cả Tiến Hóa lẫn Tạo Hóa đều phải giải quyết với vấn đề thẩm quyền tối thượng – thẩm quyền đó là thuộc về con người, hay thuộc về Đức Chúa Trời? Bởi vì tiến hóa được dạy một cách độc quyền tại nhiều trường học, những lẽ thật đạo đức tuyệt đối được thay thế bằng đạo đức tương đối (“điều này là đúng đối với tôi”) trong nền văn hóa Mỹ.

Trong những phút cuối của bài thuyết trình, ông Ham kết luận rằng sách Sáng Thế Ký là “nền tảng cho mọi học thuyết Cơ Đốc Giáo;” nó giải thích nguồn gốc sự sống, tội lỗi, sự chết và sự cứu rỗi, cùng nhiều điều khác. Ông thách thức Cơ Đốc nhân và những người theo chủ nghĩa Tiến Hóa suy nghĩ về việc làm thế nào sách Sáng Thế Ký đã kết nối những điều đó lại – “Tội lỗi và sự chết xâm nhập vào thế giới, và đó là lý do vì sao Con Đức Chúa Trời đã chết trên thập tự giá – để chiến thắng sự chết và ban cho món quà cứu rỗi cách nhưng không. Cơn lũ thời Nô-ê… là một sự đoán phạt bởi vì tội lỗi của con người, nhưng đồng thời nó cũng là một thông điệp về ân điển và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Như Nô-ê và gia đình của ông phải đi qua cánh cổng để được cứu rỗi, chúng ta cũng cần phải đi qua cánh cổng để được cứu rỗi: Chúa Giê-xu nói rằng, “Ta là cái cửa, nếu ai bởi Ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi.”

Điểm chính của tất cả các việc này đó là, ông Ham nói, “Nếu miệng các bạn tuyên xưng Đức Chúa Giê-xu Christ và lòng các bạn tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, các bạn sẽ được cứu.”

Ân Điển. Theo: gospelherald.com

Bài vở cộng tác xin gởi về: [email protected]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *