Oneway.vn – “Tôi thường bị giáo viên gọi mắng vốn vì con học khá tệ, thích quậy phá, thiếu tập trung, chậm hiểu và mau quên; thiếu khả năng tư duy và hay… đổ lì, phản ứng lại khi bị thầy cô trách mắng”.
Ngàn lẻ một nan đề
“Cháu nói nhiều, thích chọc phá, trêu ghẹo bạn và càng bị nhắc càng lì. Tuy nhiên, mỗi khi thầy cô hoặc cha mẹ đặt câu hỏi ‘tại sao’ thì cháu khựng lại, suy nghĩ khá lâu và thường không có câu trả lời hoặc vòng vo, trả lời không đúng chủ đề. Từ khi 3-4 tuổi cháu đã có biểu hiện đó, cho đến nay đã 10 tuổi cháu cũng không khá hơn. Có phải tư duy cháu có vấn đề?”.
“Con tôi đang ôn luyện vào lớp 1. Cháu học đánh vần, tập viết và làm toán; dù cô giáo chỉ bảo rất tận tâm, nhưng khi cô yêu cầu tự làm thì cháu chịu, ngồi im trừng mắt ngó cô. Cháu khá thụ động, chậm và nhút nhát. Chỉ cần cô hơi đổi giọng là cháu hoảng sợ, lúng túng và bắt đầu đổ lì”.
“Con tôi rất hay quên. Cô giáo vừa giảng xong, yêu cầu cháu lặp lại là cháu không nhớ. Cháu học toán kém, ngay cả xếp các số theo thứ tự từ 1-10 cũng phải mất vài ngày mới xong. Nhưng khi xếp được rồi, khi được yêu cầu xếp ngược lại thì cháu bối rối, lẫn lộn và bắt đầu phản kháng…”.
“Chúng tôi rất lo lắng liệu thầy cô có đủ kiên nhẫn với các cháu hay sẽ nổi nóng? Tại sao và làm sao để con có thể tập trung học tập, nhất là dễ bảo? Chúng tôi cũng đã tham dự một số lớp dạy con ở các trung tâm và trên mạng, mong tìm cách giúp các cháu nhưng vẫn cứ tiếp tục loay hoay, chưa tìm ra cách nào thực sự hiệu quả…”.
Người Nhật nuôi dạy con
Tại TP.HCM hay các thành phố lớn, có thể thấy các bậc phụ huynh phải đưa đón con đi học mỗi ngày từ mẫu giáo cho tới hết cấp 2, đặc biệt có khi đến hết cấp 3. Nhưng ở Nhật, học sinh thường tự đi bộ tới trường, tự bắt xe buýt, xe lửa đi xuyên qua các thành phố. Chúng được hướng dẫn tự lập từ nhỏ: tự học, tự chơi, tự bảo vệ bản thân trước thiên tai như động đất, sóng thần; trước ‘nhân tai’ như nạn quấy rối, lạm dụng, xâm hại tình dục… Họ huấn luyện trẻ các kỹ năng sống cơ bản như:
1. Độc lập – tự chủ
: Người Nhật khuyến khích trẻ tự giải quyết các vấn đề riêng mình. Ví dụ nếu có xung đột giữa 2 đứa trẻ, cha mẹ Việt thường có xu hướng nhảy vào can thiệp, trong khi người Nhật để chúng tự giải quyết với nhau, và chỉ can thiệp khi chúng không thể giải quyết, nhờ cậy…
2. Kỷ luật:
Trẻ em Nhật được rèn tính kỷ luật ngay từ nhỏ, nhưng không bằng hình phạt hay trách mắng; trong khi trẻ Việt thường được nâng niu, cưng chìu. Kết quả trẻ Việt thường chen lấn, xô đẩy, mất kiên nhẫn trong khi chờ đợi, trong khi trẻ Nhật xếp hàng ngay ngắn chờ đến lượt mình.
3. Đặt cộng đồng lên trên cá nhân
: Dù rất cạnh tranh, trẻ Nhật vẫn ứng xử nhẹ nhàng, lễ độ, kềm chế bản thân, cố gắng đạt mục tiêu của mình một cách lành mạnh; đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân mình.
4. Yêu chuộng cái đẹp
: Đi dã ngoại ngắm thiên nhiên, ngắm hoa đào nở là một hoạt động hiển nhiên của các gia đình Nhật. Các công viên Nhật được thiết kế tỉ mỉ và chăm sóc cẩn thận, đẹp đến từng xăng-ti-mét. Trẻ Nhật yêu thiên nhiên, trân trọng cái đẹp và tư duy sáng tạo với gu thẩm mỹ cao.
Ngoài ra, đối với người Nhật, con cái có thể yêu, nhưng không thể chìu; cha mẹ chỉ cần làm gương, không nói nhiều; tập cho các con biết ‘khổ’ bằng cách chịu đựng thiếu thốn một chút và biết chia sẻ công việc nhà với cha mẹ. Theo đó, những đứa trẻ có quyền được đòi hỏi, yêu cầu, nhưng khi nhận được sự tôn trọng tối thiểu, chúng sẽ nhận thức được giới hạn của bản thân, biết được việc nào nên làm, việc nào không nên…
Xem thêm:
Lan tỏa văn hóa Cơ Đốc để hạn chế cái ác
NGƯỜI DO THÁI DẠY CON XÀI TIỀN
Mỗi ngày có 200 người Việt chết vì ung thư
Trầm cảm sau sinh – kẻ giết người thầm lặng
Người Cơ Đốc nuôi dạy con ra sao?
Từ thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời giao phó con người trách nhiệm dạy dỗ con cái “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; dầu khi nó trở về già cũng không hề lìa khỏi đó” (Proverbs/Châm Ngôn 22:6). Thông qua thủ lĩnh Moses/Môi-se, Ngài truyền cho dân sự: “Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi…” (Deuteronomy/Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:6-7).
Cha mẹ Cơ Đốc dạy con điều gì và dạy như thế nào để có được những thế hệ kế cận vừa thông minh, vừa ngoan ngoãn? Chúng ta cùng xem gương dạy con của vua David/Đa-vít – một người rất yêu mến và kính sợ Chúa: “Còn ngươi là Sa-lô-môn, con trai ta, hãy nhận biết Đức Chúa Trời của cha, hết lòng vui ý mà phục sự Ngài; vì Đức Giê-hô-va dò xét tấm lòng, và phân biệt các ý tưởng. Nếu con tìm kiếm Ngài, Ngài sẽ cho con gặp; nhưng nếu con lìa bỏ Ngài, ắt Ngài sẽ từ bỏ con đời đời. Bây giờ, khá cẩn thận; vì Đức Giê-hô-va đã chọn con đặng xây cất một cái đền dùng làm nơi thánh của Ngài: khá mạnh dạn mà làm” (1 Chronicles/I Sử Ký 28:9-10; 20-21).
Chỉ phân đoạn Kinh Thánh trên thôi đã có ít nhất 4 điều con người cần học và dạy trẻ: Nhận biết Chúa; tìm kiếm Ngài; hết lòng phục vụ Chúa, phục vụ tha nhân và tinh thần mạnh mẽ, can đảm. Ông dạy con bằng tấm gương yêu Chúa qua các câu nói “Đức Chúa Trời của cha”, Đấng gìn giữ, ban bình an, thịnh vượng cho ông và cả vương quốc. Ông dạy con bằng tình thương và sự khích lệ “Chúa sẽ ở cùng con luôn. Có nhiều người chung quanh giúp đỡ con (…) vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời, tức là Đức Chúa Trời của cha, vẫn ở cùng con; Ngài chẳng hề từ bỏ con…”.
Ngoài ra, dạy con Mười Điều răn của Chúa vì nó tóm tắt những giá trị cốt lõi về tâm linh và đạo đức Cơ Đốc. Sở dĩ xã hội Mỹ và một số quốc gia Cơ Đốc giáo là quốc giáo tốt đẹp, thịnh vượng; đa số trẻ con khôn ngoan, thông sáng… bởi họ đã chú trọng giáo dục con em ngay từ nhỏ bằng Mười điều răn qua sách giáo khoa và ở hầu hết các trường học, công sở.
Bạn thân mến, bạn đang gặp vấn đề về nuôi dạy con cái? Con bạn khó dạy, học kém, ham chơi, nghiện game, tụ tập, giao du cùng bạn bè xấu? Hãy để lại comment hoặc số điện thoại của bạn trong inbox. Hãy chia sẻ câu chuyện, nan đề của bạn cho chúng tôi, bạn nhé! Chúng tôi sẽ tâm vấn, hỗ trợ, cầu thay, trao cho bạn giải pháp nếu bạn đồng ý hợp tác.
Thảo Phạm
Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].
“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).
Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!