Đợt Bùng Phát Ebola Tại Tây Phi Vẫn Chưa Có Hồi Kết

Ít nhất cho đến giờ đã có 1.552 người thiệt mạng tại khu vực Tây Phi vì đợt bùng phát của virus Ebola vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp – theo như báo cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO.

Đã có tổng cộng 3.069 trường hợp nhiễm virus Ebola trải dọc các quốc gia Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Lenoe theo thông tin từ một báo cáo được công bố vào thứ ba vừa qua. Thông báo này cũng đưa ra lời cảnh báo rằng trên 40% các trường hợp này đã trải qua giai đoạn 21 ngày.

Tỉ lệ các trường hợp tử vong đang nằm ở mức ước tính khoảng 52%, tăng dần từ con số 42% ở Sierra Leone đến 66% ở Guinea.

ebola

“WHO và các đối tác đang lập nên các trung tâm điều trị Ebola trên thực địa và góp phần gia tăng năng lực của các phòng thí nghiệm chẩn đoán, truy tìm phơi nhiễm, huy động công tác xã hội, chôn cất an toàn cũng như không quên khía cạnh chăm sóc sức khỏe người không nhiểm Ebola.”

Tuy nhiên, ngài Trợ lý chủ tịch WHO Bruce Aylwad cũng đã đưa ra lời cảnh báo rằng con số thực sự của các trường hợp nhiễm bệnh có khả năng lên đến 20.000 người. Ông tuyên bố rằng mức độ của sự việc “chưa bao giờ được dự đoán trước đối với trường hợp của một đợt bùng phát Ebola.”

“Điều đó không có nghĩa chúng tôi mong muốn con số 20.000 đó xảy ra… nhưng chúng tôi phải có một hệ thống đủ lực để đối phó với những con số khổng lồ như thế.”

Phóng viên của báo BBC khu vực Tây Phi Thomas Fessy báo cáo rằng vụ bùng phát chưa từng có này “đang dần ngoài tầm kiểm soát khi mà các trung tâm y tế phải vật lộn để đối phó với những con số các trường hợp nhiễm bệnh gia tăng không ngừng cũng như đối mặt với sự thù địch đến từ các cộng đồng tại một số khu vực nhất định.”

Bản cập nhật của WHO cho thấy rằng các trường hợp khác riêng biệt đã được phát hiện tại Cộng hòa dân chủ Congo mặc dù các trường hợp đó không lên quan đến vụ bùng phát Ebola hiện có tại khu vực Tây Phi.

Nhiều tổ chức nhân đạo trên thế giới như tổ chức Cơ Đốc Samaritan’s Purse cũng đang nỗ lực hỗ trợ các công tác chữa trị tại khu vực Tây Phi.

Hai nhà truyền giáo đến từ Hoa Kỳ là bác sỹ Kent Brantly và Nancy Writebol cũng đã có thời gian làm việc tại Liebria sau đó bị nhiễm Ebola vào tháng trước nhưng được chuyển về nước để chữa trị ngay sau đó và hiện tại đã hồi phục hoàn toàn.

ebolamedicalstaf_2992360b

Hai bác sĩ truyền giáo nhiễm Ebola hiện đã khỏi bệnh (Trái: Bác sĩ Kent Brantly, phải: bác sĩ Nancy Writebol)

Nigeria trở thành quốc gia thứ tư xác nhận nhiều vụ tử vong liên quan đến vụ bùng phát Ebola này và đã công bố về 6 cái chết xảy ra trong lãnh thổ của mình.

Vào hồi đầu tuần, Bộ trưởng bộ giáo dục Nigeria Ibrahim Shekarau công bố rằng tất cả các trường học trong quốc gia này đã được đóng cửa ít nhất là cho đến tháng 10 tới đây.

“Hoạt động giáo dục tại tất cả các bang trong nước ngay lập tức được tổ chức lại và phải chắc chắn rằng ít nhất hai nhân viên tại mỗi trường học, cả trường học công lẫn tư, sẽ được huấn luyện đầy đủ trước ngày 15/9 để có thể ứng phó y tế, họ phải được huấn luyện để giải quyết bất kỳ trường hợp tình nghi nhiễm Ebola nào,” ông Ibrahim Shekarau giải thích.

“Và cũng bắt tay ngay vào việc giúp đỡ các nhân viên trong ngành giáo dục, cả giáo viên lẫn những người không tham gia giảng dạy, về các phương pháp phòng bệnh,” ông giải thích thêm.

Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan cũng đã phê duyệt 11.7 triệu $ vào quỹ khẩn cấp để chống lại đợt bùng phát vào tháng 8 này, theo như thông báo của ủy ban khẩn cấp quốc gia.

Theo hoithanh.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *