Đức Chúa Trời Đưa Tôi Từ Tận Iran Đến Bỉ Để Tôi Được Biết Ngài

Oneway.vn – Khi con là một người tị nạn M kể lại rằng: “Không có ai là bạn bè, không ai hiểu được cảm giác của bạn và những gì bạn phải bỏ lại phía sau… bạn cần những đôi tai lắng nghe mình.”

A photo by Sujan Sundareswaran. unsplash.com/photos/TBQXwj3DEOY

“Lúc đó tôi không muốn có tôn giáo nào khác, Cơ Đốc giáo có thể cho tôi điều gì mà Hồi giáo không thể?,” M (một nhân vật xin được giấu tên) ,một người tị nạn từ Iran hiện đang sống tại Bỉ, cho biết.Sau một thời gian tị nạn, cô ấy tìm ra mục đích của những khó khăn mà cô đã trải qua.  “Tôi được phép sống như một người tị nạn ở Bỉ.”  Cô ấy còn cho chúng tôi biết, một sự việc còn quan trọng hơn trong câu chuyện này, đó là cô ấy được tiếp xúc với một hội thánh và biết về Chúa Giê-su.

Hiện M  đang bắt đầu cuộc sống mới ở Châu Âu và hy vọng sẽ được làm công việc thiết kế đồ họa.

  1. kể lại câu chuyện của cô ấy với báo Evangelical Focus.

Hỏi: Chuyến hành trình của cô như một người tị nạn đã ảnh hưởng đến cô như thế nào?

Trả lời:  Qua mọi gian khổ của một người tị nạn và đối mặt với tất cả những nan đề không thể chịu đựng nổi, buồn bã và tuyệt vọng, tôi đã trưởng thành về mặt thuộc linh.  Hoàn cảnh làm một người tị nạn  khiến tôi mạnh mẽ vì chương trình của Đức Chúa Trời hiên đang bắt đầu trong tôi.

Hỏi: Chúa đóng vai trò như thế nào trong cuộc đời của cô?

Trả lời: Tôi không phải là người tin Chúa, tôi không biết gì về Chúa Giê-su.  Tôi cũng không còn là người Hồi nữa.  Chính Đức Chúa Trời là Đấng gieo đức tin và lẽ thật vào lòng tôi trong những thời khắc gian khổ.  Ngài đem tôi từ tận Iran đến Bỉ để biết Ngài, tin nhận Ngài, bước đi với Ngài, và trở thành một phần trong kế hoạch của Ngài cho tôi, vì mục đích và vinh hiển của Ngài.

Chúa đưa tôi đi rất xa để xóa tan mọi tội lỗi, mọi nỗi đau và những gì đã xảy ra với tôi trong quá khứ.  Ngài thanh tẩy tôi và nuôi dưỡng tôi như một em bé mới sinh bằng nguồn nước sống. Tôi được kinh nghiệm với Chúa Giê-su và những chuyện xảy ra cho tôi lớn hơn những gì tôi có thể diễn tả bằng lời.

Hỏi: Những người tị nạn là phụ nữ phải trải qua những khó khăn đặc biệt nào trên hành trình của họ?

 Trả lời: Đến và sống ở một nơi hoàn toàn mới mà bạn chưa từng trải nghiệm bao giờ… mọi thứ đều lạ lẫm, kể cả khi tôi có thể nói tiếng Anh, thì vẫn rất khó để giao tiếp và hiểu con người ở đó ngay cả trong nhóm người tị nạn cũng vậy.

Là một phụ nữ đối mặt với những khó khăn như thế này, bạn phải bỏ lại quê hương, gia đình, bạn bè, mọi thứ.  Bạn sẽ cảm thấy cô đơn, bạn cần có người nào đó để nói chuyện và tin tưởng nhưng thực tế không ai là bạn bè, không ai hiểu được cảm giác của bạn và những gì bạn phải bỏ lại phía sau.

Không một ai biết nỗi sợ hãi và những giọt nước mắt của bạn, cũng như điều bạn mong muốn cho  tương lai.  Bạn không có nơi nào để gọi là nhà, bạn cần những đôi tai lắng nghe, và một trái tim quan tâm đến bạn.

Sa mạc Caravanserai Zeinodin tại I-ran Sa mạc Caravanserai Zeinodin tại I-ran

Hỏi: Những hiểm nguy nào dễ xảy đến cho những phụ nữ tị nạn khi họ cố gắng đến châu Âu?

Trả lời: Đó là lạc mất chồng và con cái trên đường đến châu Âu.  Nếu là các cô gái trẻ thì họ cần phải cẩn thận và coi chừng những thứ hay những kẻ làm hại họ.  Quyết định tin hay không tin người nào đó là một thử thách.  Chúng tôi còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như nơi ở và các nhu cầu tài chính.

Hỏi: Cô cho rằng người dân châu Âu có nên quan tâm như thế nào đến những người tị nạn đến với xã hội của họ?

Trả lời: Tôi không biết. Tôi nghĩ quan trọng là chấp nhận họ vào cộng đồng và cố gắng hiểu họ, làm bạn với họ.

Người tị nạn cần những vòng tay rộng mở để họ cảm thấy như ở nhà.  Thật tốt biết mấy khi được người khác hiểu văn hóa và chấp nhận rằng họ phải rời bỏ quê hương của mình.

Hỏi: Cuối cùng, các hội thánh có thể làm gì để giúp những phụ nữ tị nạn được tốt hơn?

Trả lời: Các hội thánh có thể tổ chức các hoạt động cho các nhóm phụ nữ, giành thời gian để hiểu thêm về câu chuyện và nan đề của họ, và bày tỏ tình yêu của Chúa Giê-su cho họ.

CTV. Kim Dung


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *