Giám đốc Trung tâm âm nhạc Shalom chia sẻ bí quyết vượt qua khủng hoảng

Oneway.vn Có thể nói cầu nguyện, tin cậy Chúa và sự nỗ lực, cố gắng là kim chỉ nam đã giúp anh Võ An Quốc vượt qua giai đoạn sóng gió khi đứng trước bờ vực phá sản, đưa Trung tâm âm nhạc Shalom hoạt động ổn định và từng bước khẳng định dấu ấn của mình trong thương trường kinh doanh.

Dưới đây là những lời chia sẻ chân thành của anh Võ An Quốc – Giám đốc Trung tâm âm nhạc Shalom về cách vượt qua khó khăn, từng bước ổn định và phát triển Trung tâm âm nhạc Shalom gửi đến bạn đọc tin tức trên Oneway Media.

PV: Được biết, trong hơn 2 năm qua Trung tâm âm nhạc đã từng đối diện với những thời điểm khó khăn, vậy anh có thể chia sẻ rõ hơn về những khó khăn đó được không ?

GĐ: Một năm trước, Trung tâm âm nhạc Shalom đã đứng trước bờ vực phá sản.Đó là sự thật, mà tôi muốn chia sẻ lại. Các bạn thân mến! Có lẽ bởi vì không có chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh lại bắt đầu khởi nghiệp với đôi bàn tay trắng cho nên Chúa đã cho tôi kinh nghiệm được giai đoạn khó khăn khi lợi nhuận từ Trung tâm thu vào không đủ để giúp tôi hoàn trả lại vốn cho Ngân hàng, bên cạnh đó trong thời gian này tôi lại không thể điều động vốn từ bên ngoài. Lợi nhuận thu vào hằng tháng không thể cân bằng giữa nợ gốc và lãi suất ngân hàng dẫn đến tình trạng thâm hụt mỗi ngày lại thêm trầm trọng. Đến cuối tháng 12 năm 2014 thì Trung tâm dường như khủng hoảng hoàn toàn, không còn phương cách vực dậy.

Tôi còn nhớ khoảng thời gian ấy, mỗi ngày tôi chỉ biết hết lòng cầu nguyện kêu nài với Chúa, xin Chúa thương xót cứu lấy Trung tâm, vì đó là cả tâm huyết cùng khải tượng mà Ngài đặt trong lòng tôi từ tuổi thiếu niên.

Cảm ơn Chúa! Vào cái thời điểm mà tôi không ngờ, cái thời điểm mà tôi tưởng chừng như đóng cửa Trung tâm, đến cả ngôi nhà cũng đang được thế chấp ngân hàng , không biết chỗ đâu mà để ở. Chính thời điểm đó, Chúa đã hành động, đem người đến giúp đỡ và hỗ trợ tôi, và thế là Trung tâm âm nhạc Shalom đã vượt qua thời điểm phá sản.

(Võ An Quốc và các học sinh Trung Tâm Âm Nhạc Shalom)

PV: Thật cảm ơn Chúa! Vậy thì thời gian từ tháng 1/2015 cho đến thời điểm hôm nay là tháng 11/2015, anh có thể chia sẻ bí quyết gì đã giúp Trung tâm âm nhạc từng bước ổn định và đang trên đà phát triển như hiện nay hay không?

GĐ: Một số bí quyết mà tôi đã học được đó là:-Thứ nhất, kính sợ Chúa-Thứ hai, siêng năng làm việc-Thứ ba, tận tình với học sinh

PV: Cảm ơn anh! Được biết, hiện tại cùng với Shalom thì cũng có rất nhiều Trung tâm âm nhạc khác đã và đang trên đà phát triển. Liệu anh có thể chia sẻ một số điểm đặc biệt của Trung tâm mà theo anh chính điểm này tạo nên sự khác biệt của Trung tâm âm nhạc Shalom với những Trung tâm âm nhạc khác?

GĐ: Cảm ơn bạn! Câu hỏi vừa rồi vô cùng hay và thú vị.Trước khi khởi nghiệp tôi có tìm hiểu và nghiên cứu một số tiêu chí Trung tâm âm nhạc, sau đây tôi muốn chia sẻ một số tiêu chí giảng dạy của Trung tâm âm nhạc Shalom mà tôi cho rằng nó khác biệt với một số Trung tâm âm nhạc mà tôi được biết.

– Thứ nhất, Trung tâm âm nhạc Shalom định hướng cả giáo viên và học viên đều đi theo dòng nhạc cổ điển

-Thứ hai, chú trọng biểu diễn sân khấu

-Thứ ba, tổng kết khóa học định kỳ 6 tháng/lần

-Thứ tư, tạo điều kiện cho học viên tiếp xúc thực tế thông qua các chương trình âm nhạc của Thành phố và Nhạc viện tổ chức.

Xin cho tôi được giải thích rõ hơn về lý do tại sao 4 điều này tôi lại cho rằng nó đặc biệt.

-Điều thứ nhất, dòng nhạc cổ điển là dòng nhạc khó, như mọi người đều đã biết thì nó được xem là dòng nhạc bác học; để có thể cảm thụ dòng nhạc này đòi hỏi phải cần có một kiến thức uyên thâm cũng như kiến thức cơ bản về âm nhạc. Bởi vì khó nên dòng nhạc này rất ít người theo, nó đòi hỏi cả giáo viên cũng như học viên sự kiên nhẫn, chịu khó luyện tập và đặc biệt cần có một tâm hồn đẹp thì mới có thể chơi và cảm nhận được.

– Điều thứ hai và ba, tại sao tôi lại quan tâm tới việc tổng kết và biểu diễn? Bởi lẽ, theo tôi sản phẩm chính là kết quả có thể lượng giá được học viên. Khi học viên biểu diễn trên sân khấu chúng tôi sẽ đánh giá được khả năng cảm thụ cùng những gì mà học viên đã tiếp thu, luyện tập trước đó.

– Điều thứ tư, việc tạo điều kiện cho các học viên tiếp xúc thực tế thông qua các chương trình âm nhạc của Thành phố và Nhạc viện tổ chức sẽ giúp các em hiểu và có thể cảm nhận âm nhạc một cách sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, khi các em được tận mắt thấy những người nghệ sĩ thật thụ biểu diễn trên sân khấu sẽ rất tốt để khích lệ các em trong tinh thần yêu nhạc cũng như học hỏi phong cách biểu diễn của các nghệ sĩ.

PV: Anh suy nghĩ mình sẽ góp phần như thế nào về việc giáo dục giới trẻ trong lĩnh vực âm nhạc nói chung cũng như trong lĩnh vực Ngợi khen – Thờ phượng Chúa nói riêng?

GĐ: Lứa tuổi mà các em đăng ký học nhạc nhiều nhất ở Trung tâm tôi đó là từ 4 đến 18 tuổi. Vì vậy, riêng về việc giáo dục giới trẻ trong lĩnh vực âm nhạc tôi mong muốn cống hiến hết mình trong việc giáo dục tâm hồn cho trẻ, dạy trẻ hiểu và thực hành sống đẹp, một đạo đức tốt. Vì chỉ khi các em có một tâm hồn đẹp thì các em mới có thể cảm thụ được cũng như xa hơn là tạo nên nghệ thuật.

Riêng về trong lĩnh vực Ngợi khen – Thờ phượng Chúa thì tôi sẽ góp phần giúp các em nhận biết giá trị của tâm linh, âm nhạc các em đang chơi là hướng về Chúa, giúp các em có những kỹ năng đàn và ứng tấu nhất định.

Có thể nói, trong việc giáo dục trẻ trong lĩnh vực âm nhạc nói chung và trong Ngợi khen – Thờ phượng nói riêng tôi đều nhờ cậy Chúa giúp các em tạo nên nghệ thuật bằng sự kết hợp hoàn hảo giữa tâm hồn, tâm linh, tấm lòng, kỹ năng cùng sự đam mê.

PV: Cảm ơn anh Võ An Quốc! Và câu hỏi cuối cùng gởi đến anh: nếu đặt mình ở vị trí là người mới khởi nghiệp, trong bối cảnh tổ chức CBMC Việt Nam (Doanh nhân Cơ Đốc Việt Nam) đang phát triển, anh mong ước mình được hỗ trợ nhất về điều gì?

GĐ: Tôi mong ước sau 3 năm nữa, Trung tâm âm nhạc Shalom sẽ trở thành Học viện Shalom. Để làm được điều này tôi ước ao tổ chức CBMC nói riêng và Cơ Đốc nhân nói chung hết lòng cầu nguyện cho Trung tâm âm nhạc Shalom. Mong mọi người tích cực đầu tư cho tôi cả về tài chính lẫn nhân lực; xin chia sẻ cho tôi những kiến thức hay về lãnh đạo để tôi có thể giúp cho Trung tâm cũng như Học viện sau này.

PV: Cảm ơn anh Võ An Quốc đã dành thời gian chia sẻ những bí quyết vượt qua khó khăn đồng thời những bài học của cá nhân mình trong kinh doanh. Cầu xin Chúa ban phước lại cho Trung tâm âm nhạc Shalom trong chặng đường phía trước . Xin chân thành cảm ơn!

Cuối buổi phỏng vấn, giám đốc Trung tâm âm nhạc Shalom không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến Mục vụ Truyền thông Cơ Đốc Oneway Media đã giúp anh nói lời cảm ơn Chúa, cảm ơn Cơ Đốc nhân xa gần đã hết lòng cầu thay hỗ trợ Trung tâm trong suốt thời gian qua.

Mọi sự đóng góp và thắc mắc về Trung tâm xin vui lòng liên hệ:Tư vấn và đăng ký: 0938.575.152Facebook:

 

https://www.facebook.com/anquoc.voPage: 

https://www.facebook.com/TrungTamAmNhacShalom

             Thứ 2 – Thứ 7 (Ngày lễ và chủ nhật nghỉ) Sáng: 8:00 – 11:00, Chiều: 16:00 – 21:00Địa chỉ: 77 Trần Trọng Cung – P.Tân Thuận Đông – Q.7 – TP.HCM

Một số hình ảnh về Trung Tâm Âm Nhạc Shalom

H́nh ch-n 5

H́nh ch-n 6

H́nh ch-n 4

H́nh ch-n 2

H́nh ch-n 3

Kim Sang


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *