Oneway.vn – Câu chuyện: Hạ viện Hoa Kỳ, bao gồm 47 thành viên Đảng Cộng Hòa, đã bỏ phiếu hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trong luật liên bang, chính thức từ chối ủng hộ hôn nhân truyền thống.
Ảnh: Pexels
Bối cảnh: Hôm thứ Ba, Hạ viện đã bỏ phiếu thông qua Dự luật Bảo vệ Hôn nhân đồng giới (RFMA), dự luật này bãi bỏ Đạo luật Bảo vệ Hôn nhân Truyền thống (DOMA) và cung cấp thẩm quyền theo luật định cho hôn nhân đồng giới.
DOMA là đạo luật liên bang hạn chế quyền kết hôn đồng giới, và yêu cầu các tiểu bang chỉ công nhận hôn nhân khác giới. Đạo luật đã được đa số các viện trong Quốc hội thông qua, và được Tổng thống Bill Clinton phê chuẩn thành luật vào năm 1996.
Tuy nhiên, vụ kiện giữa Tòa án tối cao Hoa Kỳ và Windsor đã bãi bỏ một phần đạo luật DOMA vào năm 2013. Hai năm sau, phán quyết trong vụ Obergefell kiện Hodges tiếp tục bãi bỏ thẩm quyền còn lại của luật DOMA, khi yêu cầu tất cả các tiểu bang cho phép hôn nhân đồng giới, và công nhận các cuộc hôn nhân đồng giới ở các tiểu bang khác.
Dự luật RFMA thay thế các quy định trong luật DOMA và tái định nghĩa hôn nhân, rằng bất kỳ cuộc hôn nhân nào hợp lệ theo luật tiểu bang đều được công nhận. Dự luật cũng yêu cầu tất cả các bang phải công nhận hôn nhân đồng giới tại các bang khác.
Dự luật RFMA đã được đưa ra trong Quốc hội từ năm 2009, và được chú ý nhiều hơn sau khi thẩm phán Clarence Thomas bày tỏ quan điểm đồng tình trong vụ Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson. Thẩm phán cho rằng tòa án tối cao nên “xem xét lại tất cả các tiền lệ tố tụng tại Tòa án này, bao gồm cả Griswold, Lawrence và Obergefell”.
Trong số 204 thành viên Đảng Cộng Hòa bỏ phiếu cho dự luật, 47 người (23%) đã bỏ phiếu ủng hộ. Tất cả 267 thành viên Đảng Dân Chủ cũng ủng hộ dự luật này, bao gồm 11 người đã bỏ phiếu ủng hộ DOMA vào năm 1996.
Bài học: Có 4 luận điểm rõ ràng được rút ra từ cuộc bỏ phiếu cho đạo luật RFMA.
Thứ nhất, các chính trị gia Cơ Đốc không còn dựa vào quan điểm hôn nhân Cơ Đốc để tiếp tục ủng hộ hôn nhân truyền thống.
Vào năm 2017, một mục sư nổi tiếng đã nói: “Chúng ta không bầu những người kết hôn đồng tính làm giáo viên Trường Chủ nhật thiếu nhi” – và điều này nghe có vẻ bình thường. Nhưng vào năm 2022, câu nói này lại trở nên cực kỳ bất thường! Nhưng thật đáng buồn khi một tổ chức bao gồm rất nhiều Cơ Đốc nhân lại từ chối ủng hộ quan điểm Cơ Đốc, thậm chí còn không “giả vờ” ủng hộ!
Tại Hạ viện, có đến 88% đại biểu là Cơ Đốc nhân, và 63% đã bỏ phiếu bác bỏ quan điểm Cơ Đốc về hôn nhân. (Quan điểm chính thống của Cơ Đốc giáo: chúng ta không thể tán thành hôn nhân đồng giới).
Thứ hai, các chính trị gia Cơ Đốc quan tâm đến kết quả cuộc thăm dò hơn là Lời Kinh Thánh.
Khi nói đến quyết định bỏ phiếu, nhiều chính trị gia Cơ Đốc quan tâm đến kết quả cuộc thăm dò hơn là Lời Kinh Thánh nói về hôn nhân. Có khoảng 63% Cơ Đốc nhân là người Mỹ, và có 71% người Mỹ ủng hộ hôn nhân đồng giới: điều này cho thấy có rất nhiều người tự cho mình là Cơ Đốc nhân vẫn đang ủng hộ hôn nhân đồng tính.
Tất cả những thay đổi này diễn ra chỉ trong một thập kỷ qua. Vấn đề này đã nhận được sự ủng hộ của đa số tín đồ Tin Lành vào năm 2017, và những người theo Đảng Cộng hòa vào năm 2021. Và trong cuộc khảo sát với các tín đồ trung tín đi nhà thờ hàng tuần, có đến 40% ủng hộ hôn nhân đồng giới, trong khi chỉ có 58% phản đối, và 2% không đưa ra ý kiến.
Thứ ba, các chính trị gia không phải là những người sẽ tiên phong giữ gìn hôn nhân truyền thống.
Đảng Dân chủ chính thức chấp nhận hôn nhân đồng tính vào năm 2012. Cũng vào năm đó, Tổng thống Barack Obama cuối cùng đã ngừng phản đối vấn đề này, và trở thành tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên ủng hộ hôn nhân đồng tính. Có thể ông chính là tổng thống Mỹ cuối cùng công khai phản đối hôn nhân đồng giới.
Vào năm 2016, Đảng Cộng Hòa có một nguyên tắc quan trọng: “Hôn nhân và gia đình truyền thống, nghĩa là hôn nhân một nam một nữ, là nền tảng cho một xã hội tự do”. Nguyên tắc này cũng lên án các phán quyết ở Windsor và Obergefell”. Nhưng một năm sau, lãnh đạo Đảng Cộng Hòa – Tổng thống Donald Trump cho biết vụ Windsor và Obergefell đã được giải quyết theo luật: “Những vụ việc này đã được trình lên Tòa án Tối cao. Mọi chuyện đã được giải quyết. Và tôi đồng ý với phán quyết đó”.
Đảng Cộng Hòa đã không áp dụng nguyên tắc mới của năm 2020, thay vào đó lựa chọn tiếp tục với nguyên tắc từ năm 2016. Nhưng ngay cả như vậy, Đảng Cộng Hòa mới – với các chuẩn mực xã hội tự do hơn – sẽ không hoàn toàn thống nhất ủng hộ hôn nhân truyền thống. Cuộc bỏ phiếu cho dự luật RFMA đã xác nhận sự thật này.
Như Albert Mohler đã viết gần đây: “Các cấp chính trị Hoa Kỳ có ý định ủng hộ hôn nhân đồng giới, và họ sẽ tiếp tục tiến lên – không quay đầu lại”.
Cuối cùng, Hội Thánh sẽ phải tiếp tục đấu tranh cho hôn nhân truyền thống.
Thật đáng buồn khi các chính trị gia và nhiều người trong chúng ta đã nhanh chóng từ bỏ quan điểm hôn nhân theo Kinh Thánh, lịch sử và truyền thống. Nhưng thay vì tuyệt vọng, chúng ta phải quyết tâm thực hiện nhiệm vụ phía trước. Bởi vì hôn nhân là sự kết hợp giữa nam và nữ (Sáng Thế Ký 2:24), nên việc sử dụng thuật ngữ này để mô tả sự kết hợp đồng tính sẽ làm thay đổi khái niệm và giá trị thật sự của hôn nhân. Có thể đó sẽ là cả một quá trình chậm chạp, mệt mỏi và căng thẳng, nhưng chúng ta phải bắt đầu hành động để thay đổi suy nghĩ của những người xung quanh, hướng họ đến lẽ thật rằng rằng hôn nhân chỉ đúng nghĩa khi một người nam và một người nữ kết hợp với nhau.
Hội Thánh phải cam kết tuyên bố lẽ thật của Phúc Âm, và cách để áp dụng Phúc Âm cho vấn đề này. Cụ thể, cần phải tuyên bố rõ rằng chúng ta không thể dung túng cho hành động phản nghịch không ăn năn chống lại Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể tiếp tục với tâm lý thỏa hiệp để thuận hòa, vì điều đó sẽ dẫn những người chúng ta yêu thương đến chỗ hủy diệt. Chúng ta phải mạnh dạn nói Lời Chúa (Công Vụ Các Sứ Đồ 4:31), và chấp nhận sự thật rằng những người sa ngã có thể sẽ không bao giờ quay lại.
Mỗi ngày, chúng ta phải quyết định mình sẽ phục vụ ai. Chúng ta sẽ đứng về phía Đức Chúa Trời toàn tri của mình, hay đứng về phía những con người sai lầm đang ủng hộ hôn nhân đồng giới?
Bài: Joe Carter; dịch: Nhạn Võ;
(Nguồn: thegospelcoalition.org)
Leave a Reply