Hạn hán ở Trung Quốc và Châu Âu

Oneway.vn – Hạn hán kéo dài cùng nắng nóng kỷ lục khiến sông Dương Tử ở Trung Quốc rơi vào tình trạng khô cạn. Trong khi đó miền bắc nước Ý cũng trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 70 năm qua khiến sông Po, được gọi “vua của các con sông” cạn trơ đáy, mùa màng tổn thất, gây cháy rừng dẫn tới thiếu điện 

Tại Trung Quốc, Sông Dương Tử hay còn gọi sông Trường Giang, con sông dài nhất Châu Á, đồng thời con sông dài thứ 3 trên thế giới đang phải đối diện với thời tiếtcùng khắc nghiệt. Đây được xem con sông quan trọng ở Trung Quốc không những cung cấp nguồn nước sạch cho hàng trăm triệu dân còn nguồn nước nuôi các trang trại các trạm thuỷ điện lớn ở Trung Quốc, trong đó bao gồm cả đập Tam Hiệp, nhà máy thủy điện công suất lớn nhất thế giới 

Một đoạn sông Dương Tử ở Vân Dương, Trùng Khánh, vào ngày 16/8 – Ảnh: Báo VCG 

Hiện tại mực nước sông Dương Tử đang ở mức thấp nhất trong hơn 100 năm qua kể từ năm 1895 (Ông Wan Jinjun – 62 tuổi, sống tại Vũ Hán cho hay). Dòng sông cạn đáy để lại lớp cát đá khô cằn, xác chết thủy sản bốc mùi hôi thối gây ảnh hưởng không khí cho người dân sống trong khu vực này. Nước sông khô cạn còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng điện. Điều này gây ra sự hỗn loạn năng lượng trên khắp các vùng của Trung Quốc. Theo đó, các thành phố lớn như Thượng Hải phải tắt bớt đèn, ngừng hoạt động thang cuốn và giảm sử dụng điều hoà. Các nhà máy của Toyota và CATL (nhà sản xuất pin xe điện hàng đầu thế giới) cũng phải tạm thời đóng cửa. 

Ngoài ra, Bà Dương – hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, đã bị rút nước tới 2/3. Nhà sử học khí hậu Maximiliano Herrera nhận định:  “Đợt nắng nóng này vượt qua bất cứ điều gì từng thấy trước đây trên toàn thế giới”. Nhiều đám cháy đã bùng phát trong thời gian qua khi nắng nóng cao độ và hạn hán, đặc biệt Tứ Xuyên và Trùng Khánh là 2 tỉnh đã ghi nhận lần lượt nhiệt độ ở mức 44 độ C và 45 độ C. 

Những khu vực khô cạn của hồ Dương thuộc tỉnh Giang Tây, miền trung Trung Quốc –  Ảnh: Báo AFP  

Trung Quốc cảnh báo hạn hán ở sông Dương Tử có thể kéo dài đến tháng 9/2022, trong bối cảnh các chính quyền địa phương đang tìm các nguồn nước mới và nỗ lực cứu vụ mùa. 

Riêng khu vực Châu Âu, theo Thông Tấn Xã Việt Nam dẫn đánh giá từ Trung tâm Nghiên cứu chung của EU (JRC) cho biết, hạn hán năm nay tại khu vực này được cho là tồi tệ nhất trong vòng 500 năm trở lại đây. Sông Danube là sông dài thứ hai châu Âu, chảy qua hàng loạt quốc gia và được mô tả là dòng sông hùng vĩ bậc nhất lục địa già bị thu hẹp diện tích do hạn hán kéo dài. 

Xác một tàu chiến của Đức Quốc phơi bày sau khi nước sông Danube xuống thấpẢnh: Reuters 

Tại miền Bắc nước Ý, đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 70 năm qua khiến sông Po, được gọi “vua của các con sông” nguồn nước quan trọng đối với nền nông nghiệp nước này, cạn trơ đáy. Trong khi đó, mực nước sông RhineĐức giảm mạnh, làmliệt các hoạt động thương mại thiết yếu nhiều thuyền bị mắc cạn.  

Quả bom nặng 450 kg từ Thế chiến II lộ ra khi sông Po ở Ý cạn nướcẢnh: Báo Reuters 

Những con cừu tìm thức ăn trên lòng sông khô cạn do hạn hán tại Villarta de los Montes, Tây Ban Nha – Ảnh: Báo AFP/ Thông Tấn Viêt Nam 

Dữ liệu mà JRC công bố cho biết hơn một nửa châu Âu đang có nguy cơ hạn hán; 17% diện tích châu lục đang ở trong tình trạng “báo động đỏ”, tức là ở mức độ thiếu nước trầm trọng. Đặc biệt là ở các khu vực như  Italy, vùng Đông Nam và Tây Bắc nước Pháp, miền Đông nước Đức, Đông Âu, vùng Nam Na Uy và các vùng rộng lớn của khu vực Balkan. 

Cũng do hạn hán, mức nước sông ngòi đang giảm mạnh và đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng trên mức thông thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp và năng lượng. Theo nghiên cứu của JRC, cảnh báo tình trạng nóng hơn và khô hơn có thể kéo dài đến tháng 11 năm nay ở phía Tây Địa Trung Hải. Hạn hán nghiêm trọng cũng được dự đoán sẽ kéo dài thêm 3 tháng nữa ở Tây Ban Nha, miền Đông Bồ Đào Nha và khu vực dọc theo bờ biển Croatia. 

Tình trạng hạn hán hoành hành đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng chung đến chất lượng cây trồng từ các khu vực trồng trọt quan trọng của nước Mỹ, Châu Âu đến lưu vực sông Dương Tử của Trung Quốc khiến thế giới gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn đói toàn cầu. Dự báo sản lượng ngũ cốc, ngô, đậu nành và hoa hướng dương của các nước EU thấp hơn 10% so với mức trung bình 5 năm qua. Hạn hán lịch sử xảy ra ở các vùng dọc sông Dương Tử và lưu vực Tứ Xuyên, làm ảnh hưởng đến năng suất cây lúa, loại lương thực chính của người dân châu Á. Diện tích trồng lúa ở Ấn Độ cũng giảm 13% trong năm nay, gây ảnh hưởng đến sản lượng lương thực khi đây là đất nước cung cấp khoảng 40% nhu cầu gạo toàn cầu.

Cánh đồng hoa hướng dương chết cháy khô hạngần thành phố Lyon, PhápẢnh: AFP/Thông Tấn Việt Nam 

Quý độc giả thân mến, hiện nay thiên tai xảy ra khắp nơi trên thế giới, người dân không chỉ gánh chịu hậu quả của bão hay động đất còn đối diện với nguy cơ đói kém khi hạn hán kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu. Xin quý vị nhớ đến cũng như thêm lời cầu thay, đặc biệt Trung Quốc khu vực Châu Âu. Xin Chúa Đấng Quyền Năng, mọi vật đều phục trước Ngài kể cả thời tiết, thiên tai. Chính Chúa sẽ thăm viếng bảo vệ những quốc gia này, đặc biệt con dân của Ngài đang sinh sống tại đây. Xin Chúa thêm sự khôn ngoan cho những nhà lãnh đạo để những chính sách ứng phó, giúp đỡ kịp thời cho người dân tại đây. 

 

Tin/Hình: Linh Đan tổng hợp từ nhiều nguồn (Báo Tuổi Trẻ, Báo Vietnamplus.vn, Bao Chinhphu.vn, Báo Soha.vn, Báo Lao động Báo Zingnews.vn) 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *