LÀM CHA MẸ NGOAN!

Oneway.vn – Làm con ngoan? Xưa rồi Diễm! Giờ là thời của cha mẹ ngoan, thời của con đặt đâu, cha mẹ ngồi đấy!

Ảnh minh họa. Nguồn: CafeBiz

1. Năm 2016 tôi sang Mỹ, đến ngày cuối cùng mới quẹo vô cái chỗ mà nhiều người đến Mỹ thường ‘check-in’: Đại lộ Danh vọng ở kinh đô điện ảnh Hollywood. Nơi đây, ngoài mấy thứ bạn đã biết, thì người ta vừa khai trương “Bảo tàng các mối quan hệ đổ bể” (Museum of Broken Relationships) – logo là một cái nhẫn cưới gãy vụn.

Đại khái bảo tàng trưng bày kỷ vật của các mối quan hệ đổ bể, các vụ ly dị… Tôi không nhớ hết các câu chuyện toàn bằng tiếng Anh. Nhưng sau này khi tôi kể cho một người bạn nghe, anh ta nói cái bảo tàng lớn nhất – bảo tàng sống – sau mỗi vụ ly dị đó là những đứa trẻ.

Sáng nay chúng tôi lại nói về các con, bạn vợ nói tôi đừng cài game mới cho con, mỗi lần có game mới là nó chơi miết, hết game mới chịu đi bơi. Nói vậy chớ ảnh cũng biết lắm, dạo này tự thấy mình nặng nề nên quyết ra phòng GYM với ba, đi được 3-4 vòng sân vận động (trên máy đi bộ), mồ hôi mồ kê nhễ nhại, rồi không đòi uống coca nữa… tự ảnh thôi chớ cha mẹ không căng thẳng. Con gái lớn du học Úc trưởng thành, hiểu biết, tự nhận thức tốt, nhưng cơ bản là rất yêu ba mẹ và thương em. Đó là điều mà cha mẹ không mong gì hơn.

Bạn vợ nói chúng ta thật may mắn vì lũ trẻ luôn cần mình, luôn lắng nghe mình kể chuyện, luôn muốn ở với mình mọi lúc mọi nơi, chúng nó vẫn hôn mình mỗi ngày và chúng sống đúng như cách mình mong muốn… Không phải bởi vì chúng là những đứa con ngoan, mà bởi chúng ta là những cha mẹ ngoan! Chúng ta đã và sẽ mãi yêu thương nhau, cùng làm tất cả cho con cái, chúng ta lao động cật lực và lương thiện để kiếm sống, chúng ta sống tốt và dạy chúng những điều tốt đẹp… Đúng thật là cha mẹ ngoan!

Ảnh minh họa.

2. Con cái luôn có thói quen nhìn vào hành vi, lối sống của cha mẹ và những người thân trong gia đình để bắt chước. Vì thế muốn con ngoan, trước hết các bạn hãy làm các bậc ‘cha mẹ ngoan’! Xin được chia sẻ cùng các bạn cách để trở thành cha mẹ ngoan!

* Tôn trọng: Trong tất cả các mối quan hệ, tôn trọng được đặt lên hàng đầu. Tôn trọng con, bạn sẽ được con tôn trọng lại. Kinh Thánh chép: “Hãy làm cho người ta những gì các ngươi muốn người ta làm cho mình” (Luke/Lu-ca 6:31). Ngoài ra, nếu bạn không kính trọng ông bà thì con bạn cũng sẽ… y như vậy.

* Giữ lời hứa: Trong bất cứ mối quan hệ nào, niềm tin luôn quan trọng. Cha mẹ cần tập thói quen nói được làm được, và làm được hãy hứa. Con cái luôn tin vào lời hứa của cha mẹ. Thất hứa đồng nghĩa với việc đánh mất niềm tin trong con.

* Làm gương: Có làm được mới dạy con. Trước khi dạy con điều gì, hãy chắc chắn mình phải là tấm gương trước.

* Khen & thưởng: Ai cũng muốn được khen, đặc biệt là trẻ con, vì thế đừng quên khen thưởng khi con học tốt, làm đúng. Lời khen rất quan trọng vì nó giúp trẻ tự tin.

* Cảm ơn & xin lỗi: Cảm ơn là bày tỏ sự biết ơn trước sự giúp đỡ của người khác, là cách ứng xử văn hóa ở mọi nơi. ‘Cha mẹ ngoan’ cần thường xuyên cảm ơn con nếu muốn dạy con biết ơn người khác. Ngoài cảm ơn thì lời xin lỗi chân thành là vô cùng quan trọng. Khi lời xin lỗi còn tồn tại, nghĩa là không có gì trên thế giới này tuyệt đối – trừ Chúa. Chính vì thế cha mẹ ‘không ngoan’ nhiều lúc lỡ nói bậy hay quát mắng con hãy biết dừng lại xin lỗi chúng.

Xem thêm: 

Lan tỏa văn hóa Cơ Đốc để hạn chế cái ác

Dạy con xài tiền

NGƯỜI DO THÁI DẠY CON XÀI TIỀN

Mỗi ngày có 200 người Việt chết vì ung thư

Nuôi dạy con – không dễ!

Trầm cảm sau sinh – kẻ giết người thầm lặng

3. Phúc Âm cho chúng ta những nguyên tắc dạy con rất thực tế nhưng hiệu quả, thích hợp với mọi nền văn hóa, mọi thời đại. “Hỡi các bậc làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó” (Ephesians/Ê-phê-sô 6:4). Các bậc cha mẹ phải noi gương Chúa trong cách hướng dẫn, dạy dỗ con cái. Kinh Thánh ghi lại cách Chúa khuyên bảo, sửa phạt dân Ngài: “Hỡi con, chớ dễ ngươi sự sửa phạt của Chúa, và khi Chúa trách chớ ngã lòng; vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, hễ ai mà Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt.’ Ví bằng anh em chịu sửa phạt, ấy là Ðức Chúa Trời đãi anh em như con, vì có người nào là con mà cha không sửa phạt?” (Hebrew/Hê-bơ-rơ 12:5-7).

Khi bất tuân, sai quấy, chúng ta chỉ đem lại nguy hiểm cho chính mình, nên Chúa phải sửa phạt để đem chúng ta ra khỏi chỗ nguy hiểm, lầm lạc vì Ngài yêu chúng ta. Vì thế, nguyên tắc căn bản của Phúc Âm trong việc dạy con là: cha mẹ dạy con vì yêu con, sửa phạt khi con lầm lỗi. Chúng ta áp dụng kỷ luật trong yêu thương, chớ không phải trong giận dữ, ghét bỏ.

Tóm lại, dạy con theo Phúc Âm nghĩa là sửa lại những gì con sai trật, những hành động, thói quen xấu… sẽ được sửa lại cho ngay thẳng, công chính. Ðứa bé cần được giải thích, dạy dỗ để thấy cái sai của mình và được hướng dẫn để làm sao cho đúng.

Bạn mến, bạn đang gặp phải vấn đề về nuôi dạy con cái? Con bạn nghiện game, không ngoan, không vâng lời và đang áp đặt bạn? Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn với chúng tôi, bạn nhé. Hãy để lại tin nhắn hoặc số điện thoại cho chúng tôi nếu bạn cần tâm vấn. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, cầu thay, hướng dẫn bạn đến với Đức Chúa Trời để bạn có thể trao mọi gánh nặng, mọi nan đề, mọi điều lo lắng mình cho Ngài, và chính Ngài sẽ lắng nghe, thấu hiểu và săn sóc bạn.

Phú Đàm – Thảo Phạm

Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].


“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta
” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).

Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *