Lễ Phục Sinh Đã Tiêu Diệt Chủ Nghĩa Vô Thần Của Tôi Như Thế Nào

Oneway.vn: Việc nghiên cứu nghiêm túc sự kiện phục sinh đã đưa biên tập viên của báo Chicago rời bỏ chủ nghĩa vô thần như thế nào?

Lễ Phục Sinh Đã Tiêu Diệt Chủ Nghĩa Vô Thần Của Tôi Như Thế Nào

Tin tệ nhất mà tôi, một người vô thần, nhận được đó là: vợ của tôi, trước đó từng nghi ngờ sự tồn tại của Chúa, nay đã quyết định trở thành Cơ Đốc nhân. Lúc đó có hai từ xuất hiện ngay trong đầu tôi. Đầu tiên là một từ cảm thán, và thứ hai là “ly hôn”.

Tôi nghĩ vợ tôi sẽ trở thành một người cuồng tín luôn tự cho mình là đúng. Nhưng nhiều tháng sau, tôi phải ngạc nhiên trước sự thay đổi tích cực của cô ấy trong tính cách và đạo đức. Cuối cùng, tôi quyết định tìm kiếm, học hỏi (tôi là biên tập viên chính thức của báo Chicago) và nghiên cứu một cách có hệ thống để xem Cơ Đốc giáo liệu có đáng tin không. Nghĩ rằng tôi có thể giải thoát vợ tôi khỏi sự sùng bái này.

Tôi nhanh chóng xác định sự phục sinh của Chúa Giê-xu chính là điểm then chốt. Ai cũng có thể xưng mình là thần, nhưng nếu Chúa Giê-xu dùng sự sống lại để chứng minh lời tuyên bố của Ngài, thì đó chính là bằng chứng có lợi vô cùng cho những gì Ngài nói.

Trong gần hai năm, tôi khám phá ra một chi tiết nhỏ trong tư liệu lịch sử chứng minh sự Phục Sinh là một huyền thoại hay là sự kiện có thật. Tôi không chỉ mặc nhiên thừa nhận Tân Ước, tôi phải xác định lại xem các sự kiện trong đó có đúng với lịch sử không. Khi tôi thực hiện nghiên cứu, chủ nghĩa vô thần của tôi bắt đầu sụp đổ.

Chúa Giê-xu có thật sự bị hành hình không? Chứng cứ cho điều đó rõ ràng tới mức nhà sử học vô thần Gerd Lüdemann cũng phải nói rằng sự kiện Chúa bị đóng đinh là “không thể chối cãi”.

Sự phục sinh có phải là huyền thoại không? Không hề, dù chỉ là cơ may. A. N. Sherwin-White, học giả ngành sử học cổ đại người Anh thuộc đại học Oxford nói rằng phải mất đến hơn hai thế hệ trong thế giới cổ đại để một truyền thuyết hình thành và loại bỏ tính vững vàng của sự kiện lịch sử. Nhưng chúng ta có các ghi chép về sự phục sinh – Chúa Giê-xu hiện ra trước sự chứng kiến của các cá nhân và nhóm người cụ thể – trong khoảng thời gian rất ngắn sau khi Chúa Giê-xu chịu chết.

Có phải mộ của Chúa Giê-xu trống không? Học giả William Lane Craig chỉ ra địa điểm của ngôi mộ mà cả Cơ Đốc nhân và người ngoại đều biết. Vì vậy, nếu ngôi mộ có thân xác Chúa ở bên trong, thì sẽ rất vô lý khi một tín ngưỡng được hình thành dựa trên Sự sống lại của Chúa Jêsus tại chính nơi mà Ngài đã bị hành quyết một cách công khai chỉ một vài tuần trước.

Hơn nữa, những người chống đối Chúa Giê-xu cũng phải thừa nhận ngôi mộ trống và họ tuyên bố xác của Ngài bị đánh cắp. Nhưng không ai có động cơ để đánh cắp xác Ngài, đặc biệt là các môn đồ. Chúng ta có bảy nguồn tư liệu cổ đại cho thấy họ sẵn lòng chịu hậu quả, tức là chịu chết và khổ nạn khi họ tuyên xưng Chúa Giê-xu đã sống lại. Có vẻ như họ sẽ không sẵn lòng chịu như vậỵ nếu biết rõ mình đang lan truyền một điều dối trá.

Còn ai nữa thấy Chúa Giê-xu sống lại không? Cả bên trong lẫn bên ngoài Tân Ước, chúng ta có chín nguồn tư liệu cổ đại khẳng định sự xác quyết của các sứ đồ rằng người ta đã gặp Chúa Giê-xu sau khi Ngài phục sinh. Một lần nữa, những nguồn tư liệu này đã chứng minh rất rõ ràng dù tôi cố gắng không tin.

Những cuộc gặp gỡ đó có phải là ảo giác không? Không thể nào, các chuyên gia cho biết như vậy. Ảo giác xảy ra trong bộ não của cá nhân từng người, giống như giấc mơ, nhưng Chúa Giê-xu hiện ra với các nhóm người trong ba trường hợp khác nhau – trong đó bao gồm 500 người nhìn thấy Ngài cùng một lúc!

Đó có phải là khải tượng được hình thành bởi nỗi đau của các môn đồ khi người lãnh đạo của họ bị hành hình không? Điều này sẽ không giải thích được sự cải đạo mạnh mẽ của Sau-lơ, người chống nghịch Cơ Đốc nhân, hay Gia-cơ, người em của Chúa Giê-xu từng hoài nghi Ngài. Mỗi một người từng thấy Chúa Giê-xu phục sinh, sau này họ đều chết như một lãnh đạo của Hội Thánh. Bên cạnh đó, nếu đây là những khải tượng, thì xác Chúa vẫn sẽ còn ở trong mộ.

Sự sống lại có phải chỉ là thần thoại cổ đại được viết lại giống như những câu chuyện tưởng tượng về Osiris hay Mithras không? Nếu bạn muốn thấy một sử gia cười phá lên, thì hãy trình bày kiểu văn hóa đại chúng vô nghĩa này.

Từng bước một, sự chống đối của tôi tan biến. Tôi đọc sách được viết bởi những người theo chủ nghĩa hoài nghi, nhưng vô số biện luận của họ sụp đổ dưới sức nặng của các dữ liệu lịch sử. Rõ ràng là những người vô thần thường nói rất ít trong các cuộc tranh luận học thuật về sự sống lại.

Cuối cùng, sau khi nghiên cứu toàn bộ vấn đề đó, tôi đã có một kết luận không ngờ: tôi thực sự phải có nhiều niềm tin để giữ vững chủ nghĩa vô thần của mình hơn là để trở thành một người theo Chúa Giê-xu.

Và đó là lý do vì sao hiện giờ tôi đang kỉ niệm Lễ Phục Sinh lần thứ 34 với tư cách là một Cơ Đốc nhân. Không phải do tôi mơ tưởng hay sợ chết hay cần một chỗ dựa tâm lý – nhưng đức tin của tôi được dựa trên những sự kiện có thật.

Tác giả

: Lee Strobel, cựu biên tập viên từng đoạt giải thưởng của The Chicago Tribune, là tác giả của hơn hai mươi cuốn sách New York Times best-selling và phục vụ với vai trò Giáo sư tại Đại học Houston Baptist.

Dịch: Kim Dung.

Nguồn: Stream.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *